• Người Do Thái giáo, trong lịch sử trải dài 4000 năm, luôn khát
khao tìm hiểu những tố chất của dân tộc mình, không phải vì
những mục đích nghiên cứu học thuật. Họ muốn hiểu ngọn ngành
bản sắc của dân tộc mình, cả tốt và xấu, để từ đó có thể phát huy
cái đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người đến tối đa, đến một tầng
cao mà ở đó trí tuệ Do Thái được tỏa sáng.
• Câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc rằng tại sao người Do
Thái lại đặc biệt thông minh và trí tuệ có lẽ đã được minh bạch.
4. Ý nghĩa về lịch sử
• Lịch sử có ý nghĩa hay không tùy thuộc vào thái độ của chúng ta về
trật tự xã hội cũng như sinh hoạt của cộng đồng trong trật tự đó.
Nếu chúng ta cho rằng lịch sử không có ý nghĩa gì thì đương nhiên
là các định chế chính trị, xã hội và văn hóa của cuộc sống không có
gì đáng để ta phải bận tâm. Người Do Thái, ngược lại, nhìn về lịch sử
tuyệt không thờ ơ và coi lịch sử là vô cùng quan trọng. Đối với người
Ấn Độ, số phận con người nằm ngoài lịch sử. Với các dân tộc láng
giềng xung quanh Israel, số phận con người ngược lại nằm trong
lịch sử nhưng trong một định chế khô cứng vì họ cho rằng trật tự xã
hội không bao giờ thay đổi được theo qui luật của tự nhiên. Cách nhìn
nhận về lịch sử của người Do Thái có khác biệt vì họ có ý tưởng riêng
về Thượng Đế. Với người Do Thái, ý muốn và quyền năng của
Thượng Đế sẽ vượt qua những gì đang xảy ra trong lịch sử. Trong
cách tư duy ấy , Do Thái giáo đã thành công khi tạo dựng được nền
tảng cho một lương tâm xã hội, một nền tảng rất vững chắc và linh
hoạt, đúng như định chuẩn của văn minh phương Tây. Trên nền tảng
đó, khi sự việc xảy ra không đúng như nó nên có, sự thay đổi là cần
thiết, giống như một bộ máy hoàn hảo, rất năng động, có thể tự sửa
chữa, tự hàn gắn khi gặp trục trặc. Các nhà tiên tri Do Thái giáo
chính là những kiến trúc sư đã tạo ra mô hình như thế. Được những