CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 83

gắn kết dân tộc Do Thái thành một khối đoàn kết thống nhất,
không bao giờ bị rạn nứt, không bao giờ bị bào mòn theo thời gian.

2. Ý nghĩa về sự sáng thế

• Nói về sự sáng thế, người Hy Lạp tư duy rất mơ hồ. Còn triết
học Ấn Độ thì coi vật chất như một thực thể ô trọc, sự cứu rỗi chỉ đạt
tới khi con người giải thoát linh hồn ra khỏi cái vỏ bọc cơ thể vật
chất tạm bợ. Kinh Thánh Hebrew có cái nhìn khác. Mở đầu với lời
tuyên ngôn rất rõ ràng: “Lúc khởi đầu Thượng Đế sáng tạo nên trời
và đất…” và kết thúc chương Sáng-thế Ký 1: “Thượng Đế thấy
mọi việc Ngài đã làm ra là rất tốt đẹp.”
Sự nhấn mạnh vào từ
“rất” này đã nâng tầm nhìn của người Do Thái giáo, và cả văn
minh phương Tây, lên một tầng cao mới, bao quát toàn bộ thế giới
tự nhiên. Thậm chí khi chết, người Do Thái giáo vẫn không có ý nghĩ
từ bỏ thân thể; bởi lẽ người Do Thái giáo (và cả Kitô giáo, Hồi giáo)
luôn có lòng tin vững chắc vào sự phục sinh của thân xác.

3. Ý nghĩa về sự hiện hữu của con người

• Trong nhân sinh quan của con người, hình ảnh bản thân là một yếu
tố vô cùng quan trọng. Con người tự biết rất sâu sắc về khả năng
rất giới hạn của họ: so với thần thánh, con người chỉ là “cát bụi”. Vì
thế đánh giá được phẩm chất và giới hạn của chính mình là rất
cần thiết trong ước vọng đạt tới sự hoàn thiện của bản thân. Một
người hoàn hảo nếu bỏ đi tính nhu nhược sẽ trở nên thiếu tính hiện
thực. Nếu bỏ đi sự cao quý thì khát vọng sẽ bị lu mờ. Nếu bỏ đi tội
lỗi thì sự đa cảm sẽ không còn. Bỏ đi quyền tự quyết thì trách nhiệm
sẽ bị thui chột. Cuối cùng, nếu bỏ đi tình yêu thương thì linh hồn
không khác gì què quặt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.