Bản đồ biên giới Israel theo thời gian từ 1947 đến ngày nay
TÓM LƯỢC
Cuộc xung đột Israel-Palestine bắt nguồn từ tranh chấp về đất
đai mà người Do Thái khiếu nại theo như quyền thừa kế trong
Kinh Thánh và của người Palestine đang tìm kiếm quyền tự quyết
của mình. Tình trạng căng thẳng này giữa người Israel và người
Palestine và các nước láng giềng Ả Rập khởi nguồn từ những ngày
cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 khi người Do Thái lưu vong
bắt đầu di cư với số lượng đáng kể về lại đất tổ Palestine, khi đó
còn dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman (cho đến 1917) tiếp theo
là chế độ ủy trị
Anh quốc (1917-1948). Đó là thời kỳ được đánh
dấu bởi sự ra đời của hai phong trào dân tộc lớn của người Do Thái
(Zionism - Chủ nghĩa Zion hay Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái) và
người Ả Rập (Chủ nghĩa Dân tộc Ả Rập). Cả hai đều hướng đến việc
tranh giành chủ quyền dân tộc tại Trung Đông. Ngoài lý do tranh
chấp về đất đai, khác biệt về tôn giáo cũng là một lý do khác
không thể bỏ qua. Vị trí địa lý của Israel là một nghịch cảnh: một đất
nước nhỏ với 8 triệu dân (theo số liệu thống kê 2014) trong đó 6
triệu người Do Thái giáo, vây quanh là xấp xỉ 300 triệu người láng
giềng Ả Rập Hồi giáo đầy thù hận, lúc nào cũng sẵn sàng hủy diệt
và xóa tên Israel khỏi bản đồ thế giới.
Mặc dù Chủ nghĩa Zion hiện đại - ý tưởng về một quê hương đất
nước của người Do Thái ở Palestine – mới chỉ bắt đầu vào cuối thế
kỷ 19, Vùng đất Israel vẫn luôn là tâm điểm trong ý thức của người
Do Thái kể từ khi người Do Thái lưu vong gần 2000 năm trong thời
gian Kinh Thánh. Tại Palestine, cộng đồng nhỏ người Do Thái sống
hòa bình bên cạnh người Hồi giáo và Kitô giáo Ả Rập trong nhiều
thế kỷ. Nhưng những thế kỷ bài Do Thái ở châu Âu, mà đỉnh cao là
Holocaust của Đức Quốc Xã đã lấy đi sáu triệu mạng người Do Thái