trong Thế Chiến II, đã dẫn đến gia tăng áp lực về một mảnh đất
quê hương cho người Do Thái. Tháng Mười Một năm 1947, Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một kế hoạch phân chia vùng
Palestine, sau khi chế độ ủy trị của Anh chấm dứt trên mảnh đất
này, thành hai nhà nước Ả Rập Palestine và Do Thái. Tháng Năm năm
1948, người Do Thái ở Palestine tuyên bố thành lập Nhà nước Israel
độc lập. Về phần nhà nước Ả Rập Palestine, do xung đột kéo dài,
phải đến tháng Năm năm 1994, sau Hiệp định Oslo, chính quyền
Palestine (tự trị) đứng đầu là Yasser Arafat mới được thành lập trên
hai vùng đất tách biệt: Bờ Tây và dải Gaza. Hai bộ phận này của lãnh
thổ Palestine, Bờ Tây và dải Gaza, trên thực tế, là hai vùng đất cách
nhau khoảng 45 km. Bờ Tây nằm giữa Jerusalem, từ lâu đã được
tuyên bố là thủ đô của cả Palestine và Israel, và Jordan về phía
Đông. Dải Gaza là một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển Địa Trung Hải
phía Tây của Israel.
Vài giờ sau khi Israel tuyên bố độc lập, năm quốc gia Ả Rập là Ai
Cập, Syria, Iraq, Jordan và Lebanon ngay lập tức liên minh tấn công
Israel, và trong cuộc xung đột tiếp theo, khiến khoảng 750.000
người Palestine đã phải chạy trốn hoặc bị buộc phải rời bỏ nhà cửa
của họ. Ngược lại, một số lượng tương tự người Do Thái di cư về
Israel cũng bỏ lại nhà cửa của họ ở các nước Ả Rập vì lo ngại về một
phản ứng dữ dội của các nước Ả Rập đang chờ đợi họ.
Nhiều người Do Thái đã nhìn thấy sự thành lập Nhà nước Israel
là hiện thân của khát vọng lâu đời của họ đối với một vùng đất của
riêng mình, nhưng đối với người Palestine mất nhà cửa và đất đai
vào năm 1948 được gọi là một thảm họa - “al Nakba”.
Một làn sóng thứ hai của người Palestine đã được di dời trong cuộc
chiến tranh sáu ngày 1967 khi Israel đối đầu với liên minh Ai Cập,
Jordan, Syria và Iraq. Israel đã giành chiến thắng tuyệt đối sau
sáu ngày giao tranh, chiếm được Bờ Tây - bao gồm cả Đông