Jerusalem - cũng như dải Gaza, Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.
Ướ
c tính có khoảng 500.000 người Palestine chạy trốn, theo Liên
Hợp Quốc, phần lớn đến Ai Cập, Syria, Lebanon và Jordan.
Tổ chức cứu trợ của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine tại
Cận Đông (UNRWA) bắt đầu hoạt động vào năm 1950, ban đầu là
một giải pháp tạm thời với cuộc khủng hoảng nhân đạo do bởi những
người tị nạn mới. Ngày nay, cơ quan này là cơ quan chính đáp ứng nhu
cầu của người tị nạn Palestine ở Bờ Tây và dải Gaza, Lebanon, Jordan
và Syria với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội.
Riêng ở Bờ Tây và dải Gaza, hơn 50% người Palestine sống ở đây -
2,2 triệu người - là người tị nạn, nhiều người sống trong các trại tị
nạn chật chội. Cuộc sống ở các vùng lãnh thổ Palestine càng trở nên
tồi tệ trong những năm gần đây và khó khăn kinh tế đã làm đời
sống ở các khu vực này thêm nặng nề. Các lều trại tạm thời của
những trại tị nạn thời kỳ đầu tiên dần dần nhường chỗ cho những
tòa nhà bê tông dùng cho các trại hiện nay vì rõ ràng rằ ng không ai
có thể nhìn thấy một giải pháp nào tốt hơn trong tương lai cho hoàn
cảnh của những người tị nạn. Tình trạng vệ sinh, bệnh tật,… của người
tị nạn Palestine trở thành những mối quan tâm rất lớn cho cộng
đồng thế giới.
Tình trạng của những người tị nạn là một vấn đề quan trọng
trong các cuộc đàm phán hòa bình, với nhiều người Palestine tuyên
bố “Quyền Hồi hương” (ROR - Right of Return) – tức là quyền
quay trở lại ngôi nhà của mình mà bây giờ thuộc về Israel. Một số
người Palestine vẫn còn giữ chìa khóa ngôi nhà gia đình họ bị mất
vào năm 1948.
“Quyền Hồi hương” của người Palestine, theo luật quốc tế,
khẳng định rằng người tị nạn Palestine, bao gồm cả những người tị
nạn thế hệ đầu tiên (khoảng 50.000 người tính đến năm 2012) và
con cháu của họ (khoảng 5 triệu người tính đến năm 2012), có