rằng Samaria được đặt tên như vậy bởi vì địa hình miền núi hiểm
trở của khu vực được sử dụng để canh giữ khỏi các cuộc tấn công của
quân địch. Như vậy, theo truyền thống Samaritan, khu vực này
được đặt tên là Samaria theo cách gọi những người canh gác này, chứ
không phải ngược lại. Trong ngôn ngữ Hebrew của người Do Thái,
người Samaritans được gọi là Shomronim, còn trong ngôn ngữ
Hebrew của người Samaritans, họ tự gọi mình Shamerim.
Người Samaritans ngày nay nói tiếng Hebrew và tiếng Ảrập.
Văn bản tôn giáo của họ bao gồm năm cuốn sách của Samaritan
Torah (nhưng không bao gồm những cuốn sách trong Kinh
Torahcủa người Do Thái). Điều đặc biệt là người Samaritans không
gọi mình là Jews (như người Do Thái của phương Nam), mặc dù họ
vẫn coi mình là Israelites theo như Kinh Torah.
Người Jews, một thời kỳ dài, đã không thừa nhận dòng dõi của
người Samaritans, xem họ là những người ngoài đến định cư tại
Vùng đất của Israel. Tuy nhiên ngày nay, cả hai sắc dân Jews và
Samaritans đã thừa nhận nhau là các cộng đồng có cùng nguồn
gốc Israel đích thực.
Trong Do Thái giáo, một người Israelite, nói theo nghĩa rộng, là
một thành viên giáo dân của nhóm dân tộc – tôn giáo Do Thái, trái
ngược với chế độ linh mục của người Kohanim và người Levi. Trong
các văn bản pháp luật của người Do Thái như Mishna vàGemara,
thuật ngữ ידוהי (Yehudi), có nghĩa là Jew, rất hiếm khi được sử
dụng, và thay vào đó tên gọi ילארשי (Yisraeli), hoặc Israelite, được sử
dụng rộng rãi để chỉ người Do Thái. Người Samaritans thường gọi gộp
bản thân họ và người Jews là Israelites, và mô tả mình là Israelite
Samaritans.
Trong tiếng Hebrew hiện đại, B’nei Yisrael (‘Những người con
của Israel’) có thể dùng để chỉ người Do Thái tại bất kỳ thời gian nào