5. Ghetto và ảnh hưởng của văn hóa châu Âu
Ghetto (khu dân cư Do Thái) là một từ được sử dụng phổ biến ở
châu Âu ám chỉ những khu vực mà người Do Thái buộc phải sống
tập trung. Một ghetto hiện nay được dùng để chỉ một khu vực đô thị
đông đúc thường gắn với một nhóm dân tộc hay sắc tộc đặc thù nào
đó (thường là nhóm thiểu số). Đặc biệt, một trong số những
nguyên nhân của điều này được cho là do những áp lực về kinh tế,
pháp luật và xã hội.
Lúc đầu, người Do Thái Diaspora tự nguyện sống tách biệt.
Điều này một phần là để tự bảo vệ, nhưng có thể phần nhiều là
do yêu cầu của tôn giáo Do Thái nhằm giúp người Do Thái sống
gần với một Hội đường Do Thái và các tổ chức tôn giáo khác. Khái
niệm tách riêng (mà thực chất là giam lỏng) những người Do Thái
không tự nguyện đằng sau những bức tường đã có từ thời cổ đại,
nhưng nó đã không thực sự được thực hiện như một chính sách cho
đến năm 1462 tại Frankfurt, Đức. Ý tưởng đó đã được trở nên phổ
biến trên phần còn lại của châu Âu và trở thành chuẩn mực trong
thế kỷ 16. Không giống như bản sao ghetto trong thế kỷ 20 hiện
đại, các khu ghetto của thế kỷ 16 ở châu Âu cho phép người Do Thái
rời khỏi chỗ ở ban ngày và đi làm việc của họ. Trong khi các khu
ghetto cho phép người Do Thái sống co cụm và hòa bình, điều kiện
sống thường đông đúc và thiếu thốn (vì thế người ta còn gọi
ghetto là các khu ổ chuột).
Một vài chính phủ châu Âu không có thiện ý bao dung người Do
Thái thậm chí đã trục xuất họ. Tại một thời điểm nào đó, tất cả
người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Anh (1290), Pháp (1306 và
1394), Áo (1420) và Tây Ban Nha (1492). Những trục xuất địa
phương đã xảy ra trên khắp châu Âu bao gồm cả ở Đức. Tuy nhiên