trên cao nguyên Iran và tiểu lục địa Ấn Độ. Thuật ngữ Iran lấy từ
thuật ngữ “Ariana” (tiếng Hy Lạp cổ đã Latinh hóa) có nghĩa là xứ sở
của người Aryan. Nhóm ngôn ngữ Aryan có hai nhánh chủ yếu:
ngôn ngữ cổ Iran và ngôn ngữ Sanskrit. Trong tiếng Ba Tư thời
Trung cổ, chữ Ariana được gọi là Eran, và trong tiếng Ba Tư hiện đại,
được gọi là Iran.
Một nhánh khác của người Aryan di cư sang châu Âu và truyền
bá ngôn ngữ của họ ở đó. Do vậy mà ngôn ngữ của phần lớn người
châu Âu ngày nay rất giống nhau – đó là thứ ngôn ngữ có chung
nguồn gốc Aryan (trừ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, xứ Basques,
Phần Lan, Latvia, Estonia và một vài nhóm nhỏ ở Nga).
Ngôn ngữ Aryan vì thế được gọi là ngôn ngữ Ấn – Âu, và người
Aryan được gọi là người Ấn – Âu – tiền sử (proto-Indo-European).
Người Ấn ở miền bắc Ấn Độ cũng được gọi là người Ấn-Âu. Họ
cao lớn, nước da sáng màu, trong khi người Ấn Độ ở miền nam có
nguồn gốc Dravidian, vóc dáng nhỏ bé và nước da tối mầu.
Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi
là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người
Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng không chỉ các dân tộc ở
Âu châu, mà ngay cả một xứ “xa tít mù tắp” vào thời đó như Bắc
Ấn, hóa ra cũng có chung một nguồn gốc ngôn ngữ với họ, thậm
chí chung một tổ tiên với họ. Từ đó, các nhà khảo cổ học đã tập trung
nghiên cứu mối liên hệ giữa người châu Âu tiền sử với người Aryan
cổ đại.
Như thế, theo dòng lịch sử, người Aryan một phần ở lại Iran,
một phần xâm nhập Bắc Ấn, và một phần đã di cư sang Âu châu,
lai tạp với cư dân bản địa Âu châu cổ đại để dần dà trở thành người
châu Âu như ngày nay.