chắn là vào năm 1967. Tại thời điểm đó, hơn bất cứ một thời gian
nào trước đây, đất nước Israel đã mở cửa đón nhận cả ý tưởng lẫn
thực tế từ nước Mỹ. Cuộc chiến 1967 đã làm nảy sinh một loạt
những thay đổi. Thứ nhất, kết quả của sự tăng trưởng kinh tế đã
kích thích và nuôi dưỡng một nền văn hóa tiêu dùng ngày càng phát
triển: người ta có nhiều thứ để mua và nhiều tiền hơn để mua;
thêm vào đó, giá trị của chủ nghĩa tiêu dùng đã ngày càng được hợp
thức hóa trong xã hội Israel. Một thay đổi song song quan trọng khác
là sự rẽ nhánh khỏi nền văn hóa thủ cựu được chi phối bởi những
giá trị tập thể xã hội chủ nghĩa đã từng chiếm ưu thế trong thời kỳ
tiền Zionism. Xu hướng chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh trong
thanh niên và ngày càng trở nên hợp pháp hóa bởi xã hội nói chung,
ngay cả khi nó bị công khai chỉ trích là suy đồi bởi các nhà lãnh đạo
và những người mệnh danh là “la bàn đạo đức” của đất nước.
Những biểu tượng này là đặc trưng của một Israel mới. Trong các
lĩnh vực lớn của xã hội, các mô hình và các giá trị trước đây của chủ
nghĩa tập thể đã được thay thế bởi chủ nghĩa cá nhân do nhu cầu
tất yếu của thời đại và sau hết, do ảnh hưởng từ văn hóa và đời
sống dân chủ của nước Mỹ.
VĂN HÓA ISRAEL HIỆN ĐẠI
Xã hội Israel trong những năm đầu thế kỷ 21 đang đấu tranh
hướng tới một bản sắc tập thể, cũng lại bị vướng víu trong mạng
nhện của những căng thẳng và mâu thuẫn nội bộ. Chủ nghĩa cá nhân
dường như đã thay thế những ý tưởng tập thể của các thế hệ tiên
phong trước đó, nhưng lý tưởng chủ nghĩa – mặc dù đôi khi bị lẫn lộn
với lòng yêu nước – vẫn không hoàn toàn biến mất. Mặc dù những
bài hát về tình yêu lãng mạn của giới trẻ thời hiện đại đã từ lâu thế
chỗ cho những bài hát về tình yêu với lý tưởng, tổ quốc, ruộng vườn