CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 19

triển thành 12 chi tộc sống ở Goshen, vùng đất phì nhiêu của Ai
Cập, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Người Do Thái
chuyển từ cuộc sống du mục sang cuộc sống định cư nông nghiệp.
Rồi thời thế lại thay đổi, 70 di dân nay phát triển thành hàng trăm
nghìn người, và trở thành mối lo ngại cho người Ai Cập. Các
Pharaoh về sau quay lưng lại ngược đãi người Do Thái, bóc lột họ
như nô lệ, ép họ phải đi lao dịch nặng nhọc và độc ác nhất là ra lệnh
dìm chết tất cả những bé trai Do Thái mới lọt lòng nhằm dần
dần xóa sổ dân Do Thái trên đất Ai Cập.

Sử liệu của người Ai Cập chưa bao giờ đề cập đến sự tồn tại của

người Do Thái dọc sông Nil. Thậm chí Kinh Thánh không nói gì về
quãng thời gian 400 năm giữa thời Joseph (con cả của Jacob) và
Moses. Tuy nhiên điều đó không đủ để phủ nhận sự có mặt của
người Do Thái ở Ai Cập. Trong khoảng thời gian 1700-1550 TCN, một
nhóm người gọi là Hyksos nổi lên và có vẻ như đã loại trừ tất cả các
thủ lĩnh người bản địa. Câu hỏi rằng nhóm người này gốc gác ở đâu
cho đến nay vẫn là một ẩn số. Một vài học giả cho rằng đó là người
Semite, một vài người khác cho rằng đó là người Ấn – Âu (Indo –
European) từ Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại). Nhiều sử gia, quay lại
tham khảo sử gia Ai Cập Manetho (thế kỷ 3 TCN), suy luận rằng đó
là người Do Thái.

MOSES.

Giữa hoàn cảnh nô lệ đầy khổ cực của người Do Thái, một con

người đã xuất hiện và giải cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ như một
phép màu. Đó là Moses, sống vào khoảng thế kỷ 15-14 TCN.

Theo lời kể trong Kinh Thánh, Moses là một con người kiệt xuất:

nhà lãnh đạo dân tộc, nhà thông thái, người mang tư tưởng kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.