CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 53

Ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp cổ đại trong thời kỳ Hellenism

Hellenism, còn gọi là “Thời kỳ Hy Lạp hóa” trong tiếng Việt, là

một thuật ngữ thường được sử dụng bởi các nhà sử học để chỉ thời kỳ
Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải giữa cái chết của Alexander
Đại Đế năm 323 TCN cùng với sự nổi lên của Đế chế La Mã biểu
hiện qua trận đánh Actium vào năm 31 TCN và cuộc chinh phục tiếp
theo của triều đại Ai Cập Ptolemaic năm tiếp theo. Tại thời điểm
này, ảnh hưởng văn hóa và quyền lực của Hy Lạp đang ở đỉnh cao ở
châu Âu, châu Phi và châu Á.

Cho đến thế kỷ 4 TCN, trục chính của quyền lực chính trị

Trung Đông chạy dọc từ bắc xuống nam – đó chính là cuộc chiến
giành ảnh hưởng giữa Ai Cập và bất cứ ai kiểm soát Mesopotamia.
Tuy nhiên, vị thế này đã bị sụp đổ với sự xuất hiện của một lực
lượng mới đầy sức mạnh từ phương Tây. Đó chính là Hy Lạp, nói
đúng hơn đó là phong trào “Hy Lạp hóa” do người Hy Lạp lãnh đạo.
Sự nổi lên của Hy Lạp trong thời kỳ này cho thấy một thách thức trí
tuệ đáng sợ đối với người Do Thái thậm chí trước khi Alexander
chinh phục khu vực Levant

(17)

.

Văn hóa Hy Lạp đã thâm nhập vào Trung Đông qua thương mại từ

rất lâu trước thời Alexander Đại Đế. Hy Lạp đã mang đến một
cách nhìn mới mẻ về thế giới, thách thức trí tuệ tất cả các dân tộc
Levant bao gồm cả người Do Thái. Về mặt chính trị, tại Athens dưới
thời Pericles thế kỷ 5 TCN, đã có một sự đổi mới về dân chủ. Các
nhà viết kịch Hy Lạp lần đầu tiên thừa nhận ý tưởng về những
lựa chọn đạo đức mà mỗi cá nhân đang đối mặt. Còn các triết gia
thì bắt chước lời kêu gọi về “con người là thước đo của tất cả mọi
thứ”. Các trường phái triết học liên tiếp ra đời, từ những môn đệ
của Socrates, Plato và Aristotle, tới những người theo chủ nghĩa hoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.