Nhưng cuối cùng tất cả mọi tôn giáo hướng đến một tuệ giác chung giống
nhau. Giữa tuệ giác và chúng ta, đôi khi có quá nhiều luật lệ, nguyên tắc,
và quy ước. Tuệ giác là ở đây và không có luật lệ nào để hướng đến tuệ
giác này.
Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Thánh Allah,...được định nghĩa nhiều cách
nhưng có chung như là đấng tạo ra tất cả, và cũng có điểm chung như là
vốn không sinh, vốn không diệt và vì thế không cấn phải nói đến vĩnh cữu,
trường cữu, hay trường tồn. Trong khi ấy Pháp Thân cũng thế, hay Chân
Tâm cũng thế vốn không sinh, vốn không diệt và vốn là nguồn gốc của
muôn loài. - "Tâm sinh nhất thiết pháp sinh"!
"Santiago tiến xuyên qua "Tâm Linh Thế Giới", và thấy rằng nó là một
phần của "Tâm Linh Tạo Hóa". Và cậu ta thấy rằng "Tâm Linh Tạo Hóa"
chính là tâm linh của cậu."
TRONG TRUYỆN ĐỀ CẬP RẰNG: "MỌI THỨ CÓ MỘT TÂM LINH"
KỂ CẢ NHỮNG THỨ TƯỞNG NHƯ VÔ TRI VÔ GIÁC NHƯ CỎ, CÂY,
ĐẤT ĐÁ,... VIỆC NÀY LÀ THẾ NÀO?
ĐÁP: Tùy người có thể nghĩ là trong một hạt cát, hay trong một bông hoa
là biểu hiện của Tạo hóa, hay một phần của tạo hóa. Năng lực này ở mọi
nơi, bao trùm khắp cả.
Như đã nói ở trên, nhưng ta có thể hiểu thêm là:
- Hữu tình chúng sinh: động vật, con người, thần tiên,... có đủ tám thức tâm
vương là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, tiềm
thức, và tàng thức.
- Vô tình chúng sinh: cây, cỏ, đất đá,... chỉ có tiềm thức và tàng thức, hoặc
chỉ có tàng thức.
Kinh sách có câu là:
- "tình dữ vô tình đồng viên chủng trí": hữu tình, vô tình dều có thể đạt đến
trí biết tất cả vạn pháp.
- hay "tình dữ vô tình tề thành Phật đạo": hữu tình, vô tình đều trọn thành
đạo giác ngộ.