“sắc bén” của Tư Tồn: “Em vốn ngốc nên lúc nào cũng khiến anh phải lo
lắng. Bây giờ em phải uống nước suôi Thông Minh để trong phút chốc trở
nên thông minh hơn. Đợi đến lúc anh gây ra họa thì em cũng có thể bảo vệ
anh”.
“Bảo vệ phụ nữ là sứ mệnh của đàn ông”, Mặc Trì cười đáp, “Hơn
nữa, anh làm sao có thể gây họa đây?”
Bỗng, một bài thơ khắc trên hòn đá bên bờ suôi đập vào mắt Mặc Trì:
“Nhất thược như quỳnh dịch, ticơng ngu nghĩ vọng hiền.
Dục tri tâm bất biến, hoàn tự ẩm tham tuyền”
“Là gì vậy anh?”, Tư Tồn hỏi.
“Đây là một tác phẩm của một thi sĩ đời Đường tên là Bì Nhật Hưu.
Nội dung bài thơ nói về câu chuyện thời Tâ'n, khi danh sĩ Ân Trọng Kham
tới thỉnh giáo cao tăng Tuệ Viễn. Hai người vừa đi vừa đàm luận Kinh dịch.
Ân Trọng Kham tài năng phi phàm, nói năng trôi chảy đâu ra đấy. Khi cao
tăng Tuệ Viễn chỉ vào dòng suối trong bên đường và nói: “Quán chi biện
như thử tuyền dũng”...”
Tư Tồn nghiêng đầu rồi cắt ngang câu nói của anh: “Em lại thích câu
cuối cùng: “Dục tri tâm bất biến, hoàn tự ẩm tham tuyền”. Nói rồi, cô lại
tiếp tục vốc nước suối lên uống. Mặc Trì vội giành lấy gáo nước: “Em
không được uống nữa, cẩn thận kẻo đau bụng đấy”.
Tư Tồn rên rỉ: “Dù em có bị Tào Tháo đuổi, em cũng không thay lòng
đổi dạ đâu”.
Nghe cô nói vậy, trong lòng Mặc Trì cảm thấy một niềm vui lan tỏa,
đang róc rách chảy như mạch nước ngầm, thấm vào từng tế bào cơ thể anh.