“Từ năm tám tuổi em đã bắt đầu nấu cơm rồi.”, Tư Tồn nói: “Hồi
trước ở quê, ba mẹ phải ra đồng làm việc, em toàn phải nấu cơm rồi mang
cho ba mẹ thôi”.
“Thế em đi học vào lúc nào?”, Mặc Trì tròn mắt hỏi.
Tư Tồn lườm yêu anh một cái rồi bảo: “Người thành phố các anh đúng
là chẳng biết gì. Ớ quê có hai vụ là vụ xuân và vụ thu. Trẻ con đều phải ra
đồng giúp đỡ ba mẹ lúc gieo hạt vào hai vụ này”.
Mặc Trì nắm lấy bàn tay nõn nà của Tư Tồn. Anh không ngờ đôi bàn
tay này đã từng phải làm những công việc đồng áng nặng nhọc như thế.
“Sức em yếu nên ba mẹ không cho ra đồng làm.”, Tư Tồn nói: “Em chủ
yếu làm công tác “hậu cần” trong nhà như hấp bánh bao, nướng bánh hay
nấu ăn thôi”.
Cô giúp việc đứng một bên xen vào: “Tư Tồn thường xuyên giúp tôi
nâu ăn. Cô ấy làm khá lắm, chỉ có điều không biết thái thịt”.
“Hồi ở quê, chỉ đến Tết em mới được ăn thịt. Ba mẹ sợ em làm không
ngon nên không cho em động đến thịt bao giờ”, Tư Tồn vội giải thích.
Mặc Trì chẳng hiểu nghĩ thế nào mà liên tay gắp cho cô đầy cả một bát
thịt. Tư Tồn hét lên: “Anh làm gì thế? Anh cho heo ăn sao?”
Mặc Trì chỉ im lặng không nói. Trước đây, ngoại trừ mấy năm phải
sống trong ngục tù, anh luôn được sống với một điều kiện vật chất tốt hơn
nhiều so với những người bình thường khác. Anh không thể tưởng tượng
nổi tuổi thơ của Tư Tồn lại thiếu thốn vật chất, còn phải iao động lam lũ
như vậy. Anh xót cô, muốn đem hết sức mình để chăm sóc và che chở cho
cô. Tư Tồn như đọc được suy nghĩ của Mặc Trì, mỉm cười nhẹ nhàng nói:
“Nông dân cả nước đều sống như vậy, tuy hơi khổ một chút, nhưng mọi
người đều vui vẻ. Bao giờ có cơ hội, anh cùng em về quê chơi mấy ngày
nhé”.