Thanh. Trần Thấm trao đổi danh thiếp với họ và mời họ hôm sau tới thăm
xưởng sản xuất của công ty. Hai vị khách hàng vui vẻ nhận lời. Khi được
Trần Thấm báo lại, Mặc Trì chỉ mỉm cười gật đầu. Hai năm qua, anh đã
cùng Trần Thấm trải qua hàng trăm “trận chiến” trên thương trường, năng
lực và hiệu suất làm việc của cô ỉuôn khiến anh tin tưởng.
Chiều tối, sau khi triển lãm kết thúc, Trần Thâ'm và Mặc Trì lập tức
lên xe khách quay về công ti. Khi anh vừa mới bước vào xưởng, Lý Chí Phi
đã chạy như bay tới thông báo: “Buổi phỏng vấn tuyển dụng đã thành công
mĩ mãn. Danh sách tất cả những người trúng tuyển đều nằm ở đây. Anh
quân nhân mới xuất ngũ kia được tuyển làm quản kho”. Tính cách của Lý
chí Phi là như thế, bất kể mọi thời gian, mọi hoàn cảnh luôn đặt công việc
lên đầu, từ việc nhỏ tới việc lớn đều cẩn thận báo cáo với Mặc Trì. Tuy có
chút phiền phức, nhưng Mặc Trì lại đặc biệt tán thưởng tinh thần của Lý
Chí Phi, anh ta thật sự coi công việc của công ti như sự nghiệp của chính
mình.
Buổi tối hôm đó, Mặc Trì tập trung xử lí công việc tồn đọng trong ba
ngày vắng mặt. Sáng hôm sau, anh xuống phân xưởng trước tiên, mở một
cuộc họp ngắn gọn và đơn giản. Tham gia cuộc triển lãm lần này, mốì băn
khoăn lớn nhất của anh là hướng kinh doanh của công ti. Sản phẩm của
công ti tuy luôn được tiêu thụ rất tốt, nhưng tư duy kinh doanh lại không
mấy khác biệt so với các nhà sản xuất khác, sản phẩm không nằm ngoài hai
dạng: Một là loại tủ tầng và tủ theo kiểu tổ hợp đang rất thịnh hành. Muốn
sản xuất loại tủ này, chỉ cần tìm một xưởng mộc nào đó gia công, sau đó
dán mác “Made in Thẩm Quyến” là xong. Hai là đồ nội thất giả cổ, chỉ cần
chiếu theo cuốn Trung Hoa Minh Thanh gia cụ mà vẽ, sau đó mang đến
xưởng gia công. Sản phẩm này tuy được khách hàng nước ngoắi ưa chuộng
nhưng về thiết kế lại không có chút nét đặc trưng riêng nào nên rất dễ bị đối
thủ cạnh tranh cướp khách hàng.