“Chị cũng là tín đồ của ông ấy sao?” Tôi chợt lên tiếng hỏi.
“Trước đây có một hành khách người Trung Quốc ngồi chiếc máy bay
này đến Suva. Cô ấy kể với chúng tôi rất nhiều chuyện về Sai Baba. Tôi
thấy rất hứng thú, cho nên mua sách của ông ấy.” Cô ấy trả lời.
“Vị hành khách kia có bộ dạng ra sao?”
“Cô ấy rất nhỏ gầy, da tương đối đen, tóc dài, ăn mặc quần áo Ấn Độ,
khoảng ba mươi mấy tuổi.” Cô ấy miêu tả cho tôi nghe.
“Chị có nhớ tên của người đó không?”
“Cô ấy họ Lâm, là bạn của chị sao?”
Tôi gật đầu, mang một bụng băn khoăn quay lại chỗ ngồi. Tiếp viên
hàng không nói ngày gặp Lâm Nhật chính là ngày hôm sau sau khi chị rời
Hương cảng. Chị ấy nói phải trở lại Ấn Độ, sao cũng đến đảo Fiji?
3.
Máy bay từ từ hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở Suva, cuối cùng tôi cũng
đặt chân đến mảnh đất đó, từ mùa đông quay lại mùa hè. Ở đây không có
bốn mùa, mà nóng bức quanh năm. Sự đau buồn dường như cũng không
hợp với nơi đây, mọi người đến đây để nghỉ mát, tới để tìm niềm vui. Đi
cùng máy bay với tôi là một nhóm người, chuyên đi lặn.
Người nhà của Cát Mễ Nhi đều tới: ba, mẹ, ba chị gái và ba anh rể.
Người một nhà giống như được đúc từ một khuôn, bề ngoài rất giống nhau,
đều cao lêu khêu và gầy, da ngăm đen. Họ vừa nhìn thấy Cát Mễ Nhi liền
nhào đến ôm chặt cô ấy. Chín người ôm ôm kéo kéo cùng một chỗ, quấn
chặt như một gốc cây đại thụ rắc rối khó gỡ. Lúc đầu họ cùng cười, sau đó
lại khóc, khóc xong lại cười. Bọn họ cùng chia sẻ niềm vui trùng phùng vô
bờ, rồi lại vì nỗi buồn sắp phải xa nhau mà nức nở. Còn tôi, dường như biến