CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 135

cổ đông phải hết sức vất vả “chạy sô” để dự cùng lúc nhiều
phiên họp ĐHĐCĐ ở các công ty khác nhau mà họ nắm giữ
cổ phần. Theo quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp
năm 2005 (LDN), ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời
hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Năm tài
chính tại Việt Nam được chọn là năm dương lịch, bắt đầu
từ 1-1 và kết thúc ngày 31-12. Các công ty cổ phần phải
hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể
từ ngày kết thúc năm tài chính, tức cuối tháng ba và thông
qua báo cáo tài chính này trong cuộc họp ĐHĐCĐ.

Để giải quyết tình trạng phải “vắt chân lên cổ” để có được
báo cáo tài chính đã được kiểm toán và đảm bảo được chất
lượng kiểm toán, các công ty có thể chọn lựa và đăng ký áp
dụng năm tài chính khác với năm dương lịch. Theo quy định
tại Khoản 2 Điều 13 Luật Kế toán, đơn vị kế toán có đặc
thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm
là mươi hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu tư
đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan
tài chính biết. Như vậy, thay vì tập trung kết thúc năm tài
chính vào 31-12 hằng năm, có thể chọn 31-3 hoặc một thời
điểm phù hợp. Nếu thực hiện như vậy các công ty sẽ không
phải tập trung tổ chức ĐHĐCĐ vào cùng một thời điểm, đó
cũng là một yếu tố giúp thị trường chứng khoán bớt biến
động vào mùa ĐHĐCĐ.

Điều 97 LDN cũng quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh
có thể gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên theo đề nghị của
HĐQT, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc
năm tài chính. Tóm lại, đối với các công ty cổ phần Việt
Nam có hai cách để tránh phải tổ chức ĐHĐCĐ vào mùa cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.