CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 136

điểm ĐHĐCĐ là thay đổi mốc thời gian kết thúc năm tài
chính hoặc đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn (để
tổ chức ĐHĐCĐ vào tháng năm, tháng sáu hoặc thậm chí
muộn hơn).

Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức ĐHĐCĐ

Việc tổ chức ĐHĐCĐ là nghĩa vụ của HĐQT, trường hợp
HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ
tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải
bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty. Tuy nhiên,
theo chúng tôi được biết, mặc dù rất nhiều công ty tổ chức
ĐHĐCĐ muộn nhưng chưa có trường hợp nào Chủ tịch
HĐQT bị kiện và phải bồi thường thiệt hại.

Nhiều cuộc họp trong mùa ĐHĐCĐ năm 2008 được ví như
“chảo lửa” hay “phiên tòa” . Một số người dự đoán rằng
nhiều cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vài năm tiếp theo sẽ
còn căng thẳng hơn bởi thị trường chứng khoán thời gian qua
liên tục sụt giảm, nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” bất đắc dĩ
trở thành những nhà đầu tư dài hạn và sẽ có những phát
biểu quyết liệt trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Danh mục đầu tư,
kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trị
doanh nghiệp sẽ bị soi xét kỹ hơn tại cuộc họp ĐHĐCĐ.

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để tổ chức ĐHĐCĐ một cách có
hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của cổ đông và
công ty. Trên cơ sở quy định của pháp luật, tổng hợp kinh
nghiệm tổ chức ĐHĐCĐ của các công ty qua mùa ĐHĐCĐ
năm 2008, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý sau:

Thứ nhất, triệu tập và tổ chức ĐHĐCĐ phải đúng trình tự
và thủ tục. Thực tiễn mùa ĐHĐCĐ năm 2008 cho thấy, ở
một số không nhỏ các CTCP, trình tự và thủ tục triệu tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.