từ ngày kết thúc kiểm tra, BKS phải báo cáo giải trình về những
vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT, nhóm cổ đông có yêu
cầu và những cổ đông khác.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, thành viên BKS có các quyền
như: (i) quyền dự các cuộc họp của HĐQT (theo Khoản 7 Điều 112
Luật Doanh nghiệp năm 2005), (ii) quyền được cung cấp thông tin
(theo quy định của Điều 124 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Thành
viên BKS có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ
tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa
điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc”, “HĐQT,
thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý
khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu
về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty
theo yêu cầu của Ban kiểm soát”). (iii) BKS có quyền kiến nghị
HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu
tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Khi phát hiện có thành viên HĐQT hoặc CEO vi phạm nghĩa vụ
của người quản lý công ty, BKS phải thông báo ngay bằng văn bản
với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi đó
và có giải pháp khắc phục hậu quả.
BKS thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật, của Điều lệ Công ty và quyết định của ĐHĐCĐ.
BKS có từ ba đến năm thành viên, thường bao gồm: Trưởng Ban
Kiểm soát, thành viên BKS chuyên trách, thành viên BKS không
chuyên trách. Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ
không quá năm năm và thường trùng với nhiệm kỳ của HĐQT.
ĐHĐCĐ bầu các thành viên BKS, các thành viên BKS bầu một
người trong số họ làm Trưởng Ban và phân công các công việc cụ thể
trong nội bộ Ban. BKS phải có hơn một nửa số thành viên thường trú