Theo các nghiên cứu cho thấy, vấn đề cơ bản trong quản trị
công ty ở Việt Nam nằm ở sự mâu thuẫn lợi ích của người đại diện
cho toàn bộ cổ đông (Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, CEO)
với chính các cổ đông trong công ty. Nhưng người này có thể hành
động vì lợi ích của bản thân mình, gia đình mình hay vì lợi ích của
một bộ phận cổ đông có thế lực nào đó mà phương hại đến quyền
lợi của một số cổ đông hay toàn bộ cổ đông trong công ty. Để xử lý
vấn đề này, theo chúng tôi, áp dụng các quy định của pháp luật là
chưa đủ mà công ty cần phải chủ động đưa các nguyên tắc quản trị
công ty vào Điều lệ, vào Quy chế quản trị công ty, trong đó đặc biệt
chú ý tới vai trò của BKS và có thể xây dựng Quy chế hoạt động của
BKS trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của BKS và các
thành viên BKS.
Các quy định về BKS trong công ty cổ phần có thể được chia
thành hai nhóm: các quy định pháp luật và các quy định theo các
nguyên tắc của quản trị công ty (được ghi nhận trong Điều lệ, Quy
chế quản trị công ty, Quy chế hoạt động của BKS).
Nhìn vào các nhiệm vụ và quyền hạn của BKS theo quy định của
pháp luật, có thể thấy khi BKS thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
này vẫn chưa đủ để thực sự đảm bảo vai trò giám sát HĐQT và CEO.
Trong thực tiễn, vai trò của BKS chủ yếu là thẩm định báo cáo tình
hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo
cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT một cách hình thức và trình
các báo cáo này lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên .
Thực trạng trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan,
từ nhận thức của cổ đông, nhà đầu tư, HĐQT, CEO và chính BKS về
vai trò của mình… đến sự chưa hoàn thiện của pháp luật (các quy
định về nhiệm vụ và quyền hạn của BKS chưa rõ ràng, đầy đủ;
chưa có quy định cụ thể về thù lao, lợi ích khác, việc miễn nhiệm, bãi
nhiệm đảm bảo tính độc lập của BKS; chưa có chế tài cụ thể đối với