đông nắm giữ từ 10% tổng số cổ phần trở lên, kể cả việc sử dụng
sai tài sản công ty hoặc lạm dụng quyền hạn trong các giao dịch với
bên có liên quan;
- Giám sát tính hiệu quả của cơ chế kiểm soát nội bộ mà công ty
áp dụng và kiến nghị những thay đổi cần thiết; và
- Giám sát quy trình công bố và trao đổi thông tin trong và ngoài
công ty. BKS có quyền yêu cầu HĐQT, các Thành viên HĐQT,
thành viên Ban giám đốc hoặc bất kỳ nhân viên nào của công ty
cung cấp đúng hạn và đầy đủ các thông tin liên quan đến HĐQT,
Thành viên Ban giám đốc và hoạt động của công ty.
Thứ hai, xác định một cơ chế rõ ràng về thù lao và các lợi ích của
thành viên BKS cùng cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm với các tiêu chí
rõ ràng chứ không phải có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo
quyết định của ĐHĐCĐ. Thù lao của thành viên BKS do ĐHĐCĐ
ấn định. Địa vị pháp lý của thành viên BKS khá đặc biệt vì tuy làm
việc cho công ty và lĩnh lương/hưởng thù lao do công ty trả nhưng họ
không phải là người làm công. Nhiệm vụ của thành viên BKS đặt họ
vào tư thế độc lập với công ty. Tuy thành viên BKS do ĐHĐCĐ bầu
ra nhưng nhiệm vụ của họ là một nhiệm vụ pháp định. Muốn thi
hành nhiệm vụ ấy một cách đúng đắn, đầy đủ, BKS phải được độc
lập đối với Đại hội đồng.
Thứ ba, xác định rõ ràng chế tài cụ thể khi HĐQT, CEO không
đảm bảo các quyền của BKS như quyền tham gia cuộc họp của
HĐQT, Ban giám đốc; quyền được cung cấp thông tin; quyền
kiến nghị và được trả lời về kiến nghị. Có thể đưa ra những chế
tài có thể như quy định “Nghị quyết, Quyết định đưa ra trong cuộc
họp của HĐQT, Ban giám đốc sẽ không có giá trị nếu không có sự
tham gia của thành viên BKS”, “BKS có quyền kiến nghị với HĐQT
và CEO các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản