CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 148

phần Đay Sài Gòn, nhóm cổ đông mới đã chiếm trên 51%
cổ phần nên có quyền tiếp tục đại hội. Đến 23h45 cùng
ngày, Đại hội đã kết thúc và bầu ra HĐQT và BKS mới.

Năm 2000, Công ty Đay Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa.
Tài sản của công ty bao gồm trụ sở chính tại số 11 Công
trường Mê Linh, quận 1, TP HCM (rộng khoảng 2.200 m2) và
khu nhà máy sản xuất tại quận 4, có tổng diện tích khoảng
24.000 m2. Khi cổ phần hóa, toàn bộ tài sản của công ty
được định giá là 16 tỷ đồng. Theo phương án sản xuất kinh
doanh sau khi cổ phần, công ty chủ yếu sản xuất kinh
doanh bao đay và địa ốc. Từ năm 2001, hoạt động kinh
doanh địa ốc của công ty phát triển khá nhanh. Chỉ riêng trụ
sở công ty ở số 11 Công trường Mê Linh, mỗi năm cho thuê
đã thu được 10 tỷ đồng.

Đến đại hội bất thường ngày 15/5/2006, nhóm cổ đông
mới đã mua được thêm khá nhiều cổ phần. Mệnh giá cổ
phần ở đây là 100.000 đồng. Nhưng thời gian qua đã tăng
liên tục, cao điểm lên đến 1 triệu đồng/cổ phần.

HĐQT nhiệm kỳ 1 có 5 thành viên, trừ ông Nguyễn Văn
Khảm, người nhà của 4 thành viên còn lại đều đã bán gần
hết cổ phần của mình ở Công ty Đay Sài Gòn. Gia đình ông
Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO đã từng có 11.050
cổ phần do vợ và con đứng tên. Khi giá cổ phần tăng cao,
số cổ phần này đã được bán hết. Người nhà của ông
Trương Kế Châu có 2.500 cổ phần cũng đã bán hết. Hay
gia đình ông Phạm Huy Tuấn, thành viên HĐQT cũng đã
bán gần 6.000 cổ phần. Trường hợp Đào Sơn Quý đã bán
cổ phần của mình là vi phạm điều lệ công ty, vì ông đang là
thành viên HĐQT.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.