Những nghiên cứu mới đây của McKinsey & Company, Credit
Lyonnais Securities Asia và Ngân hàng Thế giới cho thấy có sự
tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị công ty với giá cổ
phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị
tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho
các thành viên khác trong công ty. Ngược lại, quản trị không tốt
thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản công ty. Sự
sụp đổ của một số công ty lớn trên thế giới như Enron, WorldCom,
Tyco International, Daewoo… hay những vụ bê bối ở các Tổng công
ty nhà nước của Việt Nam đều có nguyên nhân sâu xa từ việc thực
hiện quản trị doanh nghiệp không tốt.
Ở
Việt Nam, đề tài quản trị công ty đang trở thành vấn đề thời
sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những nhà
quản lý doanh nghiệp, của nhà đầu tư và cổ đông. Tuy đang ngày
càng thu hút sự quan tâm từ nhiều phía, khái niệm quản trị công ty
còn rất mới mẻ. Theo một cuộc điều tra dành cho lãnh đạo 85
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam do IFC/MPDF thực hiện, chỉ có 23%
số người được hỏi đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của
“quản trị công ty”. Nhiều giám đốc được phỏng vấn vẫn còn lẫn
lộn giữa quản trị công ty với quản lý tác nghiệp (bao gồm điều hành
sản xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự, v.v...)
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị công ty đã được đưa ra tùy
mức độ, bối cảnh, mục tiêu nghiên cứu vấn đề này. Các công ty
niêm yết chịu sự điều chỉnh của các quy định về quản trị công ty
theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và
Quyết định 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 về việc
ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán (“Quyết định 12”) và Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19
tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các