của những người liên quan (stakeholders) không chỉ là cổ đông mà
còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi
trường và các cơ quan nhà nước. .
QTCT được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu
doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…),
nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của
HĐQT, sự điều hành của CEO và sự đóng góp của người lao động,
mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và
quyền lợi.
QTCT tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối
quan hệ ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn
chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử
dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng
của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do
công ty kiểm soát.
Tóm lại QTCT là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực
giữa các bên liên quan của công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn
của công ty.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra Các
nguyên tắc quản trị công ty bao gồm nguyên tắc về quyền của
các cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông, nguyên tắc về vai
trò của các bên có lợi ích liên quan, nguyên tắc công khai và minh
bạch thông tin, nguyên tắc về trách nhiệm của HĐQT .
Các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của pháp luật Việt
Nam bao gồm: Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; Đảm bảo
quyền lợi của cổ đông; Đối xử công bằng giữa các cổ đông; Đảm
bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;