CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 170

Doanh nghiệp năm 2005 qui định. Ở một số công ty, có thêm chức
danh mới là Chủ tịch công ty nhưng chức danh này thường được giao
luôn cho Giám đốc kiêm nhiệm bởi vì người ta vẫn e ngại sự xung
đột, mâu thuẫn giữa 2 con người giữ 2 chức vụ sẽ ảnh hưởng xấu
đến doanh nghiệp; và như vậy, thật là khó thấy sự đổi mới và sự
“thay máu” trong công ty nhà nước sau chuyển đổi. Hầu hết các
công ty nhà nước sau khi chuyển đổi chỉ là “bình mới rượu cũ” mà
thôi.

Việc phân định rõ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở

hữu công ty TNHH MTV chuyển đổi từ công ty nhà nước với việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước không phải là việc dễ dàng.

Với tư cách là một “ông chủ” đặc biệt – Nhà nước hoàn toàn có

quyền ban hành những quy định hướng dẫn cụ thể những quy định
của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về quản trị, quản lý tài sản, tài
chính, tiền lương, lao động … dành cho các công ty thuộc sở hữu của
mình – trên nguyên tắc phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005
và không được tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Thực tiễn
cũng đòi hỏi các cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu nhà nước, các
lãnh đạo của công ty nhà nước sau khi chuyển đổi cần hiểu rõ ý
nghĩa của việc chuyển đối, các qui định về địa vị pháp lý của công ty
sau khi được chuyển đổi để có thể thay đổi cách thức và lề lối quản
trị, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.

Điều lo ngại lớn nhất khi chuyển đổi hơn 1.500 công ty nhà nước

sang công ty TNHH MTV là không có đủ đội ngũ cán bộ quản trị
doanh nghiệp phù hợp. Theo Nghị định 25, những người là Chủ tịch,
thành viên của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty của các công ty TNHH
MTV 100% vốn nhà nước được trao quyền hạn khá rộng, tất nhiên
đi kèm nó là với những trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.