định các chính sách đó. Chính vì vậy việc tách biệt hai vai trò CEO và
chủ tịch HĐQT thường được khuyến khích. Chủ tịch là người động
viên, hỗ trợ CEO và Ban điều hành nhằm giúp họ thực hiện tốt các
chiến lược và kế hoạch đã vạch ra nhằm thỏa mãn các cổ đông.
Hiển nhiên công việc của Chủ tịch HĐQT cũng bao gồm công tác
giám sát và phản biện nhưng theo chiều hướng tích cực chứ không
phải là tạo ra những rào cản.
Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch là đảm bảo rằng HĐQT thể
hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở HĐQT. Do
đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp HĐQT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nguồn lực mà Chủ tịch có
trong tay phải tận dụng đó là thời gian và tài năng của các thành viên
HĐQT. Chủ tịch HĐQT dù thực ra là không “to” nhưng đóng vai trò
trung tâm, làm việc với và thông qua CEO tác động đến công ty thể
hiện sự “dính mũi” nhưng không động vào công việc của công ty. Chủ
tịch HĐQT là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên
HĐQT và tránh cạnh tranh với CEO .
2. Tiêu chuẩn và công việc của Chủ tịch HĐQT
Theo Khoản 1 Điều 111 LDN, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều lệ doanh
nghiệp. Trường hợp HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch được
bầu trong số thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm CEO
nếu Điều lệ doanh nghiệp không có quy định khác. Trên thực tế,
việc bầu Chủ tịch HĐQT nên do HĐQT thực hiện để đảm bảo tính
linh hoạt trong quản lý vì ĐHĐCĐ khi họp phải tuân theo cách thức,
thủ tục phức tạp hơn.
GHI CHÚ THỰC TIỄN