CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 54

nan . Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng khi chỉ còn giữ chức vụ
Chủ tịch HĐQT, vị thế của chức danh này trong công ty sẽ rất khác
khi lúc còn “hai trong một”. Nhân viên, đối tác thường chỉ biết
đến CEO - người trực tiếp ký hợp đồng, giao dịch với mình còn
Chủ tịch HĐQT dường như lui vào tuyến sau, dù tuyến này có tên
gọi vẻ vang là tuyến chiến lược. Chủ tịch HĐQT là người vạch ra
chiến lược và phản biện chiến lược do CEO đề xuất. Chủ tịch
HĐQT là người khởi xướng mọi cải tổ trong công ty, nhưng nhiều khi
để thực hiện những cải tổ ấy theo đúng ý mình, Chủ tịch HĐQT phải
bắt tay vào điều hành và kiêm nhiệm luôn CEO.

Đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước, vị trí Chủ tịch HĐQT bị coi

là không bằng CEO. Có Phó Tổng giám đốc một Tổng công ty hàng
đầu của Việt Nam khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT được mọi
người đến chia buồn rằng “có năng lực thế mà bị đưa lên làm Chủ
tịch HĐQT”.

Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm dẫn dắt HĐQT, đảm bảo tính

hiệu quả của HĐQT ở tất cả mọi góc độ/lịch trình hoạt động. Chủ
tịch HĐQT đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các
thành viên HĐQT một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc
truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT
cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả
làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và CEO/Ban điều hành.
Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT là xây dựng một cơ chế hoạt động
hiệu quả cho các thành viên HĐQT độc lập nhằm giúp họ có thể
đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt
đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa thành viên HĐQT điều
hành và thành viên HĐQT độc lập.

Khác với CEO là người điều hành kinh doanh dưới sự ủy quyền

của HĐQT trong việc thực hiện các chính sách và chiến lược, Chủ
tịch HĐQT là người dẫn dắt HĐQT xây dựng chiến lược và họach

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.