CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 65

- Độ trưởng thành của HĐQT doanh nghiệp: các doanh nghiệp khi

mới chuyển đổi sang cổ phần hóa (đặc biệt là các công ty gia đình/tư
nhân), công tác vận hành HĐQT nhìn chung còn khá mới mẻ, do đó
việc tách biệt CEO và Chủ tịch HĐQT có lẽ chưa đủ sẵn sàng trong
bối cảnh chuyển đổi của tố chức?

- Tính sẵn có của nguồn nhân lực cấp cao: thị trường nhân lực

cao cấp của Việt Nam thiếu thốn trầm trọng, nhiều chủ doanh
nghiệp mặc dù muốn lui về thực hiện vai trò của Chủ tịch HĐQT
nhưng không tìm được CEO thay thế. Một số doanh nghiệp may
mắn hơn các doanh nghiệp khác trong việc tìm kíếm CEO có thể
thực hiện việc tách biệt vai trò dễ dàng hơn.

- Tính chuyên nghiệp và nhận thức của chủ doanh nghiệp: Một số

chủ doanh nghiệp/hoặc CEO đôi khi chưa nhận thức rõ được sự tách
biệt giữa vai trò và quyền lực khi chuyển đổi CEO sang Chủ tịch
HĐQT, hoặc khi kiêm nhiệm hai vị trí. Một số CEO khác thì nhận
thức tốt và có thể chuyển đổi chính mình. Đây cũng là một yếu tố
quan trọng đến quyết định tách biệt hay kiêm nhiệm.

- Qui mô công ty: doanh nghiệp có qui mô nhỏ hơn nhìn chung

số lượng thành viên của HĐQT ít, việc tách biệt có thể kém hiệu quả
hơn?

- Thành phần cổ đông: thành phần cổ đông là ai? Đại chúng hay

cổ đông chiến lược? cá nhân hay tổ chức…sự mong đợi và tin tưởng
của cổ đông đối với ban điều hành hay cá nhân CEO?

Trên đây chỉ là một số yếu tố doanh nghiệp Việt Nam có thể

cần xem xét khi quyết định chọn mô hình tách biệt hay kiêm nhiệm
giữa CEO và Chủ tịch HĐQT, việc chọn lựa chính xác mô hình nào
phải tùy thuộc vào những nghiên cứu về hiện trạng và bối cảnh cụ
thể của từng doanh nghiệp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.