được những mục tiêu của HĐQT. Việc tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT
làm CEO mất đi những quyền lực cần thiết để điều hành công ty
và có thể tạo ra sự không rõ ràng về việc ai là người chịu trách nhiệm
về hoạt động của công ty.
Ở
Anh, người ta rất kính trọng những người từ vai trò CEO vươn
lên làm Chủ tịch HĐQT. Vị trí của Chủ tịch HĐQT là hết sức quan
trọng và vẻ vang, đem đến những lợi ích lớn, ngay cả khi tiền lương
của Chủ tịch HĐQT chỉ bằng 10-20% tiền lương của CEO. Sự thiệt
thòi về tiền lương của Chủ tịch HĐQT so với CEO được bù lại nhờ
các cơ hội mà các Chủ tịch HĐQT của Anh có thể nắm bắt -ví dụ
như khả năng được bổ nhiệm vào làm việc ở các hội đồng, cơ quan
của Chính phủ, cơ hội theo đuổi các vụ đầu tư mạo hiểm hoặc những
sở thích cá nhân-bởi vì các Chủ tịch HĐQT thường chỉ phải làm việc 2
đến 3 ngày một tuần. Thêm vào đó, các Chủ tịch HĐQT thường có
nhiệm kỳ tới hơn 10 năm vì vậy có một vị trí bảo đảm hơn là các CEO
luôn có thể bị thay thế. Rất nhiều CEO ở Anh nhìn nhận việc được
bầu làm Chủ tịch HĐQT của công ty là đỉnh cao của một sự nghiệp
thành công.
Quan điểm tách biệt vai trò CEO và Chủ tịch HĐQT nhìn chung
được rất nhiều các nước châu Âu ủng hộ (100% các công ty ở Đức &
Hà Lan áp dụng mô hình này), có thể gọi đây là trường phái Châu Âu.
Tuy nhiên các doanh nghiệp Mỹ có quan điểm khá khác biệt! Họ cho
rằng việc kết hợp vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO sẽ tốt hơn tất
nhiều cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp
bách, khó khăn và giúp HĐQT nắm tốt hơn tình hình hoạt động
của công ty. Quan điểm này cho rằng việc tách biệt hai vai trò sẽ kém
hiệu quả trong việc kết nối chiến lược công ty và quá trình thực
hiện. HĐQT khi lập chiến lược thường không lường hết được các
yếu tố của thực tế vận hành. Khi CEO lãnh đạo bộ máy điều hành
thực hiện các chiến lược đã được HĐQT thông qua, một khi cần