CEO có thế có quan điểm khác nhau. Chủ tịch HĐQT luôn nhìn mọi
vấn đề qua lăng kính “mong đợi của cổ đông” vì là người đại diện
cho cổ đông trong khi CEO thường tiếp cận vấn đề qua thực tế
của “bộ máy điều hành và mong đợi của các bên hữu quan: nhân
viên, đối tác, cộng đồng”. Vì vậy sự phản biện, dung hòa và thống
nhất những mong đợi có thể khác nhau giữa CEO và chủ tịch HĐQT
là hết sức cần thiết. Khi Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ CEO,
việc dung hòa các mong đợi của cổ động và các nhóm hữu quan có thể
sẽ kém khách quan khi công ty gặp phải những thách thức trong quá
trình vận hành, vì khi đó CEO khó phân định vị trí của mình trong
quan hệ giữa các nhóm lợi ích. Dưới góc độ kiểm soát, nếu CEO kiêm
nhiệm Chủ tịch HĐQT, Ban giám đốc sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả
năng che giấu thông tin (mà thường là thông tin không tốt) khỏi
HĐQT, do đó làm giảm khả năng kiểm soát các hoạt động của công ty.
Với cơ cấu quản trị công ty như vậy, dường như không ai có thể kiểm
soát Chủ tịch HĐQT kiêm CEO, ngoại trừ chính ông ta.
Bảng 1: Phần trăm tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO của
các công ty được niêm yết ở các nước
Một Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm sẽ có một tầm nhìn dài
hạn hơn và một CEO không kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT có thể tập
trung hơn vào việc điều hành doanh nghiệp. Việc tách biệt vai trò
Chủ tịch HĐQT và CEO là cần thiết để kiểm soát quyền lực của
CEO, nhưng nó cũng có thể dẫn đến nguy cơ làm cho CEO chỉ tập
trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh giá kết
quả hoạt động và chế độ lương, thưởng được căn cứ vào kết quả đạt