CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 64

thay đổi để phù hợp với những biến động và thay đổi của thực tế thị
trường thường phải mất nhiều thời gian để trình bày và phê duyệt,
đánh mất nhiều cơ hội. Ở góc độ dung hòa các mong đợi giữa nhóm
cổ đông và các bên hữu quan khác, CEO nếu kiêm nhiệm Chủ tịch
HĐQT sẽ nhanh chóng hơn trong việc thống nhất các mong đợi
khác nhau vì CEO hiểu rõ tất cả các nhóm.

góc độ kiểm soát và luật pháp, chúng ta có thể nhận thấy

những lập luận bảo vệ việc tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO
của mô hình Châu Âu trong cơ cấu quản trị công ty là thuyết phục
hơn. Giảm bớt quyền lực của CEO có thể không phải là một việc
xấu, so với thông lệ chung ở các nước phương Tây khác, việc tập
trung quyền lực vào một người như ở Mỹ được đánh giá là không
bình thường. Thêm nữa, giải quyết băn khoăn về việc ai sẽ chịu
trách nhiệm về hoạt động của công ty, rõ ràng tách biệt vai trò Chủ
tịch HĐQT và CEO làm cho nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp của
HĐQT trở nên rõ ràng - nghĩa là, HĐQT kiểm soát việc điều hành
doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong khi nhiệm
vụ của CEO là điều hành công ty cho tốt. Tuy nhiên thực tế thành
công của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy mô hình kiêm nhiệm có
những ưu điểm nhất định về tính hiệu quả trong tổ chức. Thực tế
trên cho thấy các doanh nghiệp thành công trên thế giới hiện đang
áp dụng cả hai mô hình: kiêm nhiệm (Mỹ) và tách biệt (Châu Âu),
điều này cũng phản ánh hiện trạng ở Châu Á (chỉ 57% các doanh
nghiệp ở Singapore tách biệt hai vai trò CEO và Chủ tịch HĐQT).

Trên cơ sở các phân tích trên và bối cảnh non trẻ của các doanh

nghiệp Việt Nam, ngoài các yếu tố pháp lý đã qui định khá rõ như
nêu trong phần một, dưới góc độ thực tế chúng tôi cho rằng việc
chọn lựa mô hình kiêm nhiệm hay tách biệt giữa CEO và Chủ tịch
HĐQT tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.