cảm thấy xấu hổ để làm lại cho đúng. Bà nói là phải giỏi, và bà không
phải nói suông đâu. Khi tôi phát âm không đúng từ nào đó, bà sẽ nhại
lại tôi. Bà sẽ chế nhạo dáng vẻ tôi lúc đó... Khi biểu diễn múa ballet là
kỷ niệm đau đớn nhất. Mẹ mơ ước trở thành diễn viên múa, nhưng
không làm được và phải kết hôn. Tôi đoán tôi phải thực hiện ước mơ
đó thay cho bà, nhưng tôi không thể múa giỏi như bà được, ít nhất đó
là những gì bà luôn nói với tôi. Tôi không bao giờ quên được một buổi
diễn khi tôi mười hai tuổi. Tôi nghĩ tôi đã múa khá tốt, nhưng mẹ ra
phía sau khán đài và mắng tôi - trước mặt cả lớp: “Mày múa cứ như
con hà mã”. Tôi chỉ muốn đào lỗ chui xuống đất. Tôi dỗi suốt đoạn
đường về nhà, bà bảo tôi phải học cách đón nhận những chỉ trích nhỏ
nhặt vì đó là cách duy nhất giúp tôi tiến bộ. Rồi bà vỗ lên cánh tay tôi,
tôi tưởng bà sẽ nói gì đó dễ chịu, nhưng cô biết bà nói gì không? “Đối
mặt với thực tế đi, con gái, con đâu có làm gì được cái gì ra hồn đâu
mà, đúng không?”
“Hãy thành công - Nhưng cha mẹ biết con sẽ
chẳng làm được gì ra trò đâu”
Mẹ của Vicki dường như rất cố gắng khiến đứa con gái nhỏ của bà
cảm thấy luôn thiếu sót. Bà làm vậy bằng cách truyền đạt một loạt thông
điệp hai mặt khó hiểu. Một mặt, bà giục con phải trở nên xuất sắc, nhưng
đồng thời lại bảo rằng con gái bà rất tệ. Vicki luôn cảm thấy mất cân bằng,
không bao giờ chắc rằng cô đang làm tốt thứ gì hay không. Khi cô nghĩ
mình đã làm tốt, thì mẹ cô lại ra sức chê trách kết quả ấy; khi cô nghĩ mình
làm chẳng ra gì, mẹ cô lại ở bên cạnh động viên, khích lệ. Ở thời điểm đáng
lẽ Vicki nên xây dựng lòng tự tin, thì mẹ cô lại phá hủy điều đó. Tất cả
dưới danh nghĩa là để cô tốt hơn lên.
Nhưng thực chất mẫu phụ huynh này đang làm gì? Mẹ của Vicki chỉ
đang đấu tranh chống lại chính xúc cảm của bà bởi sự không trọn vẹn và