người đàn ông, do đó họ dùng sự nhạo báng và sỉ nhục để khiến con trai
mình cảm thấy non nớt và bất lực. Rất nhiều thanh thiếu niên làm nghiêm
trọng tình hình hơn bằng cách cạnh tranh công khai như một cách thử nếm
trải mùi vị làm người lớn.
Những cha mẹ thích cạnh tranh thường là nạn nhân của sự thiếu thốn
(deprivation) trong tuổi thơ của họ, dù là thiếu thốn thức ăn, quần áo hay
tình thương. Dù họ có nhiều đến mức nào, họ vẫn sống trong nỗi sợ không
có đủ. Nhiều cha mẹ kiểu này tái hiện lại cuộc cạnh tranh với con cái họ
như họ đã trải qua với chính cha mẹ hoặc anh chị em của mình. Cuộc cạnh
tranh không công bằng này đặt áp lực to lớn lên vai người con.
Vicki chỉ cần cố gắng là có thể đạt được mục tiêu, nhưng cô sẽ từ bỏ
chúng sau mỗi lời chê bai của mẹ:
Rất nhiều năm, tôi không đụng tới rất nhiều thứ, ngay cả những việc
tôi rất thích làm, vì tôi sợ bị chỉ trích. Sau khi lớn lên, tôi cứ nghe thấy
giọng nói của bà, hạ thấp con người tôi. Bà không mắng chửi tôi, bà
không bao giờ gọi tôi bằng những từ chửi bậy. Nhưng cái cách bà liên
tục so sánh bà với tôi khiến tôi cảm thấy tôi như đứa ăn hại. Tôi rất
đau lòng.
Bất kể những bậc cha mẹ thích ganh đua này tuyên bố họ muốn điều
gì cho con cái, động cơ ẩn giấu sau đó là để chắc chắn con cái họ không thể
giỏi hơn họ. Thông điệp nằm trong vô thức này rất mạnh mẽ: “Con không
được thành công hơn ta”, “Con không được xinh đẹp hơn ta”, hoặc là:
“Con không được hạnh phúc hơn ta”. Nói cách khác: “Tất cả chúng ta đều
có mức giới hạn, và ta chính là giới hạn đó của con”.
Chính vì những thông điệp này đã bám rễ sâu từ rất lâu, nếu đứa trẻ
khi lớn lên đạt thành tích xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, chúng thường
cảm thấy tội lỗi ghê gớm. Càng thành công, chúng càng sầu khổ. Điều này
thường dẫn đến việc đứa trẻ sẽ hủy hoại thành công của chính nó. Đối với
những đứa con trưởng thành của cha mẹ độc hại, “làm không được” chính