ngớ ngẩn khi tin rằng sự trừng phạt thể xác dữ dội sẽ có những tác động
tích cực lên một đứa trẻ.
Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng kỷ luật đối với thân
thể không phải là một biện pháp trừng phạt hiệu quả dù là với những hành
vi gây rắc rối. Việc đánh đập chỉ chứng minh được tính ngăn chặn tạm thời,
và chúng tạo nên trong lòng đứa trẻ những cảm giác mãnh liệt về sự tức
giận, ảo tưởng được trả thù, và căm ghét bản thân. Khá rõ ràng là những
tổn thương thường xuyên về tinh thần, cảm xúc, và cơ thể gây ra do sự
ngược đãi thân thể vượt xa mọi thứ lợi ích tạm thời nó có thể mang lại.
Những Kẻ Ngược Đãi Thụ Động
Cho đến nay tôi gần như hoàn toàn tập trung vào các bậc cha mẹ
ngược đãi chủ động. Nhưng vẫn còn có những vai diễn khác trong vở kịch
gia đình cũng cần phải gánh vác một phần trách nhiệm. Đó là những người
làm cha làm mẹ đã cho phép sự ngược đãi này xảy ra vì sự sợ hãi, phụ
thuộc, và nhu cầu cần duy trì hiện trạng gia đình của bản thân. Họ chính là
những kẻ ngược đãi thụ động.
Tôi hỏi Joe rằng mẹ cậu đã làm gì những khi cậu bị đánh.
Bà ấy hầu như chẳng làm gì cả. Đôi khi bà sẽ tự nhốt mình trong
phòng tắm. Tôi thường tự hỏi rằng tại sao bà không ngăn gã điên khốn
nạn suốt ngày đánh đập tôi dã man kia lại. Nhưng tôi đoán là bản thân
bà cũng quá sợ hãi. Việc đương đầu với ông ấy không phải là tính cách
của bà. Cứ nhìn mà xem, cha tôi là một người Cơ đốc giáo, và mẹ tôi
là một người Do Thái. Bà lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, chính
thống, và ở nơi mà bà lớn lên, phụ nữ không bảo với những người đàn
ông của mình rằng họ cần phải làm gì. Tôi đoán có thể bởi bà cảm
thấy biết ơn rằng bà có một mái nhà trên đầu và rằng chồng bà đã tạo
ra một cuộc sống đầy đủ cho mình.