Mẹ của Joe không đánh đập con cái, nhưng bởi bà không hề bảo vệ
chúng khỏi sự hung bạo của chồng mình nên bà cũng trở thành một kẻ
đồng lõa với sự ngược đãi của ông ta. Thay vì tiến lên bảo vệ con, bà tự
mình trở thành một đứa trẻ sợ hãi, vô dụng và thụ động khi đối mặt với sự
bạo lực của người chồng. Vì thế, mà bà đã bỏ rơi con trai mình.
Thêm vào việc cảm thấy bị cô lập và không được bảo vệ, Joe nhận ra
mình chất đầy gánh nặng trách nhiệm:
Tôi nhớ có một lần khi tôi khoảng mười tuổi, cha tôi đã đánh mẹ tôi
một trận nhừ tử. Tôi thức dậy rất sớm vào buổi sáng ngày hôm sau và
đợi trong bếp cho tới khi ông ấy xuống nhà với cái áo choàng tắm.
Ông ấy hỏi tôi tại sao thức dậy sớm thế. Tôi rất sợ, nhưng rồi tôi nói:
“Nếu như ông còn đánh mẹ tôi một lần nữa, tôi sẽ đập lại ông bằng
cây gậy bóng chày”. Ông ấy chỉ nhìn tôi và phá lên cười. Rồi ông ấy
lên lầu tắm rửa và đi làm.
Joe đã thực hiện một sự hoán đổi vai trò ngược đãi trẻ em kinh điển ở
đây, gánh lấy trách nhiệm bảo vệ người mẹ của mình như thể cậu là một vị
phụ huynh và bà mới chính là đứa trẻ.
Bằng việc cho phép bản thân mình bị chôn vùi trong sự bất lực, bậc
cha mẹ thụ động có thể dễ dàng chối bỏ sự đồng lõa yên lặng của mình
trước sự ngược đãi này. Và bằng việc trở nên bao bọc, hay bằng việc hợp lý
hóa cho sự im lặng thụ động của cha hoặc mẹ mình, đứa trẻ bị ngược đãi có
thể dễ dàng hơn trong việc chối bỏ sự thật rằng cả cha và mẹ đều đã khiến
cho chúng thất vọng.
Trường hợp của Kate cũng giống như vậy:
Khi cha bắt đầu đánh đập chúng tôi, em gái và tôi luôn hét lên để cầu
cứu mẹ. Nhưng bà không bao giờ xuất hiện. Bà chỉ ngồi ở dưới nhà và
nghe chúng tôi gào lên gọi bà. Chúng tôi không mất nhiều thời gian để
nhận ra bà sẽ không bao giờ tới cứu chúng tôi. Bà không bao giờ
chống lại cha tôi cả. Tôi đoán là bà không giúp nổi chúng tôi. Bất kể