vi phạm tội bạo lực, dao động từ việc đánh đập vợ con tới hiếp dâm tới giết
người. Các nhà tù của chúng ta chất đầy những người lớn từng bị ngược đãi
thể xác khi còn là những đứa trẻ và chưa bao giờ học được cách bộc lộ cơn
giận của mình một cách thích đáng.
Kate, mặt khác, hướng cơn giận của mình vào trong. Nó tìm được
những cách khác để thể hiện:
Dù người khác có nói hay làm gì với tôi, tôi không bao giờ có thể
đứng lên bảo vệ mình. Tôi không bao giờ có sức để làm được điều đó.
Những khi ấy tôi thường cảm thấy đau đầu. Hầu như lúc nào tôi cũng
cảm thấy mình thật ti tiện. Mọi người đều giẫm đạp lên tôi, và tôi
không biết làm thế nào để ngăn họ lại. Năm ngoái, chắc chắn là tôi đã
bị loét dạ dày. Bụng tôi lúc nào cũng đau cả.
Kate đã học cách để trở thành nạn nhân từ rất sớm trong đời mình và
không bao giờ dừng lại. Cô không biết cách làm thế nào để bảo vệ bản thân
khỏi việc bị lợi dụng hay bị bắt nạt bởi những người khác. Theo đó cô kéo
dài mãi nỗi đau mà cô từng trải qua từ hồi còn nhỏ. Chẳng mấy ngạc nhiên,
nỗi giận dữ chất chồng trong cô buộc phải tìm cách để thoát ra, nhưng bởi
cô quá sợ hãi để bộc lộ nó một cách trực tiếp, cơ thể và tâm trạng cô đã bày
tỏ nó thay cho cô: dưới dạng thức của những cơn đau đầu, dạ dày quặn thắt,
và trầm cảm.
Cha nào, con nấy?
Trong một số trường hợp, đứa trẻ bị ngược đãi đã vô tình đồng nhất
với người cha hoặc mẹ hay ngược đãi của mình. Xét cho cùng, kẻ ngược
đãi trông thật mạnh mẽ và không thể bị tổn thương. Những nạn nhân trẻ
con tưởng tượng rằng nếu như chúng sở hữu những phẩm chất này, chúng
sẽ có thể tự bảo vệ lấy mình. Vì vậy, như một sự tự vệ vô thức, chúng sẽ
phát triển một số nét tính cách mà chúng căm ghét nhất ở những bậc cha