bởi dù sao tôi cũng sẽ không nói gì cả. Tôi cũng chỉ giả tạo như tất cả
bọn họ mà thôi. Tôi chưa khi nào bỏ qua hi vọng vào một ngày nào đó
sự việc sẽ khác đi. Có lẽ nếu như chúng tôi giả vờ đủ nhiều, chúng tôi
sẽ trở thành một gia đình bình thường.
Joe cũng bị rơi vào sự mâu thuẫn khủng khiếp giữa việc muốn đối chất
với cha mẹ mình và nỗi lo sợ rằng cậu sẽ phá nát gia đình. Khi còn học
trung học, cậu đã viết những bức thư về việc cậu thực sự cảm thấy ra sao:
Tôi thật sự dồn hết tâm can mình vào những lá thư ấy, về việc bị đánh
đập và bị phớt lờ. Rồi tôi đã cất chúng trong trong tủ quần áo của
mình, hi vọng người nhà tôi sẽ đọc được chúng. Nhưng tôi không biết
liệu họ có làm vậy hay không. Không ai nói một lời nào về điều đó.
Tôi cũng cố gắng viết nhật ký một thời gian khi tôi ở tuổi niên thiếu.
Tôi cũng để nó ở nơi họ dễ dàng đọc được. Tới tận ngày hôm nay, tôi
vẫn không biết liệu họ có đọc nó hay không, và thành thật mà nói, tôi
vẫn quá sợ hãi để hỏi họ về điều đó.
Nỗi sợ hãi về một trận đánh đập đã không còn phải là nỗi sợ ngăn cản
Joe khỏi việc hỏi cha mẹ cậu về cuốn nhật ký hay những lá thư. Khi lên
trung học, cậu đã quá lớn cho sự đánh đập đó. Nỗi sợ ấy chính là, nếu như
họ đã đọc những lời cầu khẩn của cậu và không đáp lại, cậu sẽ phải từ bỏ
ảo tưởng của mình về một phép màu sẽ mang tới cho cậu chiếc chìa khóa
để mở ra cánh cửa yêu thương của họ vào một ngày nào đó. Sau nhiều năm,
cậu vẫn thấy sợ trước việc tìm ra câu trả lời của họ có thể làm cậu thất vọng
thêm lần nữa.
Cảm xúc hỗn loạn
Những đứa trẻ bị ngược đãi luôn giữ cơn giận âm ỉ trong lòng mình.
Bạn không thể bị đánh đập, làm nhục, thấy sợ hãi, bị coi thường, và bị