Văn hóa và các tôn giáo của chúng ta gần như có chung quan điểm
trong việc tán thành quyền lực tuyệt đối của cha mẹ. Việc bày tỏ sự giận dữ
với chồng, vợ, người yêu, anh chị em, sếp và bạn bè được chấp nhận, song
gần như chắc chắn là điều cấm kỵ khi đứng trước cha mẹ. Đã bao nhiêu lần
bạn nghe câu “không được cãi lại mẹ” hay “sao con dám hét lên với bố?”
Truyền thống Kitô giáo gìn giữ sự thiêng liêng trong cộng đồng một cách
vô thức bằng cách gọi “Đức Chúa Cha” và hướng chúng ta “kính trọng cha
mẹ của mình”. Ý tưởng này có mặt trong nhà trường, trong các nhà thờ và
cả chính phủ (đáp lại giá trị truyền thống gia đình), thậm chí trong cả các
tập đoàn. Theo lẽ thường, cha mẹ được nắm quyền kiểm soát chúng ta đơn
giản vì họ đã mang đến cho ta sự sống.
Những đứa trẻ nằm dưới sự kiểm soát của các bậc cha mẹ thần thánh,
giống như những người Hy Lạp cổ đại, không bao giờ biết khi nào thì cơn
giận dữ sẽ xảy ra, nhưng chúng biết rằng sớm muộn gì nó cũng sẽ đến. Nỗi
sợ hãi này thường trở nên sâu sắc và lớn lên cùng sự trưởng thành cùng đứa
trẻ. Cốt lõi của tất cả những người trưởng thành đã từng bị ngược đãi -
thậm chí cả những người thành đạt - đều là một đứa trẻ cảm thấy mình bất
lực và sợ hãi.
Cái giá của việc cung phụng thánh thần
Khi lòng tự trọng của một đứa trẻ bị tổn hại, sự phụ thuộc sẽ tăng lên,
cùng với đó là niềm tin cha mẹ ở đây là để bảo vệ và chu cấp cho mình. Để
những bạo hành cảm xúc hay thể chất trở nên có nghĩa với một đứa trẻ chỉ
có cách làm chúng chấp nhận mình phải có trách nhiệm với hành vi của cha
mẹ độc hại.
Dù mức độ độc hại của cha mẹ thế nào, bạn vẫn có nhu cầu sùng bái
họ. Cho dù bạn hiểu ở một mức độ nào đó cha bạn đã sai khi đánh bạn, thì
bạn vẫn tin ông ấy đang hành xử hợp lý. Và có thể những hiểu biết của bạn