Họ lúc nào cũng động tay động chân với chị. Tôi phát ngán vì bị bọn đàn
ông lợi dụng rồi.”
Cha của Louise đã bỏ rơi chị. Nếu thừa nhận sự thật này, chị sẽ phải từ
bỏ những tưởng tượng ấp ủ và hình ảnh thần thánh về ông mà lẽ ra chúng
nên sớm biến mất. Thay vào đó, chị chuyển nỗi giận dữ và ngờ vực từ cha
mình sang những người đàn ông khác.
Vì không nhận thức được điều này, Louise liên tục lựa chọn những
người đàn ông đối xử với cô theo cách khiến cô thất vọng và giận dữ. Miễn
là cô có thể giải phóng cơn phẫn nộ vào đàn ông nói chung, cô sẽ không
phải cảm thấy giận dữ cha mình.
Sandy, người chúng ta đã gặp ở đầu chương này, lại chuyển cơn giận
và sự thất vọng mà cô cảm nhận về cha mẹ và cách đối xử của họ trong thời
gian cô mang thai và phá thai sang chồng mình. Cô không cho phép bản
thân tức giận với cha mẹ - điều đó đe dọa đến sự tôn thờ của cô đối với họ.
Trách gì người đã khuất
Cái chết không chấm dứt sự sùng bái đối với cha mẹ độc hại. Thực tế,
nó còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Nếu việc nhận thức được những mối nguy hại mà các bậc cha mẹ độc
hại còn sống gây nên đã khó khăn, thì việc buộc tội cha mẹ khi họ đã mất
còn khó khăn gấp bội. Có một nhất trí chung mạnh mẽ trong xã hội chống
lại việc chỉ trích người đã khuất. Kết quả là, cái chết truyền đạt một kiểu
hình ảnh thần thánh thậm chí cho cả những kẻ bạo hành tồi tệ nhất. Sự sùng
bái đối với cha mẹ đã khuất gần như là tự động xảy ra.
Đáng tiếc rằng, mặc dù cha mẹ độc hại được bảo vệ bằng sự thiêng
liêng của nấm mồ, nhưng người còn sống lại bị mắc kẹt với những di hài
cảm xúc. “Trách gì người đã khuất” có thể là lòng trân trọng biết ơn, song