của ông trong mắt mình - mặc cho nỗi đau không thể diễn tả bởi hành vi
của ông gây ra cho chị.
Sự hợp lý hóa cũng cho phép chị phủ nhận cơn thịnh nộ với người cha
đã bỏ rơi chị. Đáng tiếc là cơn thịnh nộ ấy đã tìm được một lối thoát khác
nhằm vào các mối quan hệ của cô với những người khác phái. Mỗi khi bắt
đầu làm quen với một người đàn ông, mọi việc sẽ suôn sẻ một thời gian.
Nhưng khi họ trở nên thân thiết hơn, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi sẽ vượt ra ngoài
tầm kiểm soát. Nỗi sợ luôn luôn biến thành thù hận. Chị không thể nhìn ra
khuôn mẫu chung là từng người đàn ông đều rời bỏ chị vì một lý do: càng
thân thiết thì chị càng trở nên hận thù. Thay vào đó, chị khăng khăng rằng
lòng hận thù của chị xuất phát từ việc những người đàn ông đó luôn rời bỏ
chị trước.
Cơn giận ở nơi giận dữ được trao quyền
Khi còn học cao học, một trong những cuốn sách tâm lý của tôi cung
cấp một chuỗi các bức hình minh họa sinh động cách người ta thay thế các
cảm xúc - thường là giận dữ. Bức hình đầu tiên là một người đàn ông đang
bị sếp la mắng. Hiển nhiên, việc lớn tiếng lại với sếp không hề an toàn cho
anh ta, vì thế anh ta thay thế cơn giận dữ của mình bằng cách la mắng vợ
khi về nhà. Bức hình thứ ba thể hiện cô vợ đang la mắng bọn trẻ. Và những
đứa trẻ đá vào một con chó, rồi con chó đó lại đi cắn một con mèo khác.
Điều khiến tôi ấn tượng về chuỗi bức ảnh này là, mặc dù trông nó có vẻ
ngây ngô và buồn cười, song nó lại chính xác một cách đáng ngạc nhiên về
cách chúng ta chuyển đổi những cảm xúc mạnh từ một người lẽ ra nên nhận
nó tới một đối tượng dễ dàng hơn.
Quan điểm của Louise về đàn ông là một ví dụ hoàn hảo: “Đàn ông
chỉ là những tên khốn hèn hạ...tất cả bọn họ. Chị chẳng thể tin ai được đâu.