CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 114

Để dạy trẻ ý thức về các trò chơi, hãy để trẻ bộc lộ suy nghĩ về những trò chơi đó.

Tôi đã trò chuyện với nhiều đứa trẻ về vấn đề này. Một cậu bé mười tuổi nói với tôi "Trò chơi điện
tử chỉ là tưởng tượng. Chúng giúp cháu thư giãn và thoải mái. Ngoài ra, còn giúp tay và mắt phối
hợp linh hoạt hơn. Cháu rất thích ạ”.

Khi tôi hỏi liệu những trò chơi bạo lực có làm trẻ dễ gây tổn thương người khác ở ngoài đời hay
không, bé trả lời: “Cháu thề sẽ không làm thế với ai cả. Vì như thế, cháu sẽ gặp rắc rối và bị bạn bè
xa lánh. Nhưng những chuyện như vậy sẽ không xảy ra trong thế giới điện tử”.

Một cậu bé bằng tuổi khác đồng tình: “Trò chơi điện tử không có thật. Cháu chỉ giải trí thôi”. Khi tôi
hỏi liệu bé có nghĩ trò chơi điện tử dễ làm cho trẻ con trở nên bạo lực hay không, cậu bé dứt khoát
phủ nhận. Bé giải thích: "Một khi đã đánh bại đối thủ nghĩa là trò chơi kết thúc. Không có gì xảy ra
nữa. Không hề có rắc rối nghiêm trọng nào”. Bé cũng nói với tôi những suy nghĩ của mình về lý do
tại sao người bạn cùng lớp − một gã ngờ nghệch bị bạn bè xa lánh − lại thích các trò game đến vậy:
"Trò chơi giúp bạn ấy thoải mái hơn. Khi chơi, bạn ấy kiểm soát vấn đề rất tốt, khác xa ở ngoài
đời”. Câu chuyện của cậu bé đụng đến một vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đó là khả năng
kiểm soát tình huống. Cha mẹ lo lắng rằng trò chơi điện tử sẽ khiến bọn trẻ quá bận tâm đến
chuyện ai bị thương, trong hoàn cảnh nào và trong bao lâu.

Bọn trẻ thì cho là "Chẳng có gì nghiêm trọng cả" nhưng nhiều bậc cha mẹ không tán thành ý kiến
này.

Để khuyến khích con bạn nhận thức đầy đủ về trò chơi điện tử, hãy nói chuyện thẳng thắn với con.
Hãy cùng bé xem ti vi, kể cả các chương trình có tính bạo lực. Bên cạnh các câu hỏi ở trên, bạn có
thể lựa chọn tiếp các câu hỏi sau:

"Con cảm thấy thế nào khi gặp một người đau khổ thật sự?"

"Những người xung quanh sẽ cảm thấy thế nào khi bạn ấy buồn?"

"Nếu con nóng giận ngoài đời, con có thể làm gì để không làm tổn thương người khác?"

Những câu hỏi như vậy đặc biệt có tác dụng đối với những đứa trẻ không phân biệt được sự khác
nhau giữa chương trình ti vi, trò chơi điện tử và cuộc sống thực, hay đối với những đứa trẻ có xu
hướng thích bạo lực. Đó là sự khác biệt lớn giữa giáo dục nâng cao nhận thức của trẻ và biện pháp
đơn giản là ngăn cấm chúng chơi điện tử hay xem các chương trình bạo lực.

Cách khác nữa là cùng ngồi xem với trẻ một vài chương trình và tranh thủ hỏi bé các câu hỏi thế
này:

"Điều gì xảy ra khi cậu ta đấm người khác?"

"Cậu bé bị đấm cảm thấy như thế nào?"

"Con có nghĩ là cậu bạn kia hối lỗi vì hành động của mình hay không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.