CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 12

PHẦN 1. Xử lý cảm giác

Đứa trẻ nào có khả năng kiểm soát cuộc đời

sẽ không để cho cuộc đời kiểm soát lại chính mình.

Một hôm nào đó, ngay khi cô con gái vừa từ trường trở về nhà, bạn có thể biết điều kỳ diệu nào đó
đã đến với con mình nhờ đọc được niềm hạnh phúc trong ánh mắt, trong bước chân, thậm chí
trong dáng điệu của cô bé. Cô bé vui sướng đến mức gần như không thốt được nên lời khi nói với
mẹ: “Mẹ còn nhớ bản báo cáo sách mà con phải viết không? Hôm nay cô giáo trả bài và cho con
điểm cao nhé. Con được 10 điểm!”

Niềm vui như thế thường rất dễ lan từ người này sang người khác. Bạn biết cách phải trả lời thế
nào: “Thật là tuyệt vời! Mẹ mừng cho con đấy!”

Vào ngày thường, cảm giác của con gái bạn khó nhận biết hơn. Cô bé nhìn e dè và không nói gì
nhiều. Bạn không biết phải hỏi thế nào để giúp con mình cởi mở hơn, thậm chí còn không biết là cô
bé có muốn nói chuyện hay không. Nếu bạn thúc ép, có thể con bạn sẽ thất vọng và khép mình hơn.

Một hôm, con bạn về nhà trong tình trạng cực kỳ tồi tệ. Khi được hỏi, cô bé trả lời bằng giọng yếu
ớt đến mức gần như không nghe thấy gì: “Jamie bảo rằng bạn ấy không muốn chơi thân với con
nữa”. Bạn sẽ phải nói gì? Làm thế nào để giúp con bạn cảm thấy hơn?

Cảm giác không chỉ có ở tất cả mọi người mà còn hiện hữu từ lúc người ta mới sinh ra. Chỉ cần
quan sát một đứa trẻ sơ sinh đang được cho ăn và để ý theo dõi, ta có thể thấy những diễn biến
cảm xúc trên gương mặt bé, ta sẽ biết khi đứa bé giận dữ, chán nản, ngạc nhiên, thỏa mãn hay sung
sướng. Nhưng cảm giác cũng là thứ rất khó nắm bắt.

Mặc dù cảm giác không miêu tả được (chúng ta không thể sờ mó hay ngửi cảm giác), nhưng rõ
ràng nó có thật và cũng có thành phần vật lý: chúng ta có xu hướng cảm nhận được cảm xúc trong
cơ thể mình. Một số người cảm nhận được sự sợ hãi trong lõm thượng vị; một số khác thì ở sau
gáy. Mỗi chúng ta có một phản xạ khác nhau.

Bước đầu tiên để giúp con bạn xử lý cảm giác là hãy xử lý cảm giác của chính bản thân bạn. Bạn có
thể bắt đầu bằng nhận thức về những phản ứng cảm xúc của mình trước biến động cuộc sống. Bạn
cảm thấy thế nào khi một điều tuyệt vời xảy ra, chẳng hạn như được thăng tiến trong công việc?

Bạn cảm thấy thế nào khi bạn muốn một điều gì đó hoặc nghĩ rằng điều gì đó sẽ xảy ra nhưng nó lại
không xảy ra? Bạn có nổi nóng, cảm thấy thất vọng và buồn chán? Bạn có đổ lỗi cho người khác, bỏ
cuộc hay tìm cách cải thiện tình hình?

Khi đã xác định được cảm giác và phản ứng của chính mình đối với những việc như vậy, bạn có thể
giúp con xác định cảm giác và phản ứng của bé. Trẻ em học hỏi về cảm giác từ chúng ta. Chẳng hạn,
khi cảm thấy hạnh phúc hoặc nhìn thấy con mình hạnh phúc hay buồn bã, chúng ta gọi tên chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.