CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 14

1. Giận dữ

Ôi, những cơn tam bành!

Bạn cùng cậu con trai ba tuổi vừa bước vào cửa hàng rau quả thì cậu bé nhìn thấy một hộp ngũ cốc
loại yêu thích. Con bạn với lấy cái hộp và nhìn thèm thuồng, nhưng bạn không muốn mua bởi vì
món đó quá ngọt, và bạn chọn một loại khác ít đường hơn. Cậu bé giận dữ kéo ghì lấy chiếc xe đẩy.
Cơn giận dữ ngày càng tăng, cậu bé đập chân đập tay, mặt đỏ lựng, và bạn cảm thấy nôn nao kinh
khủng ở lõm thượng vị. Cậu bé lại sắp sửa nổi cơn tam bành một lần nữa. Cơn tam bành luôn xuất
hiện vào những thời điểm tồi tệ nhất có thể.

Bây giờ, con trai bạn đang gào khóc và bạn phải vạch ra những việc cần làm ngay.

Bạn có thể van xin con đừng khóc nữa, nhưng chắc chắn cậu bé sẽ không nghe. Bạn có thể không
đưa cậu bé đến sân chơi khi xong việc như đã hứa, nhưng điều này cũng chẳng làm nó bận tâm.
Bạn có thể lờ đi và hy vọng mọi việc đâu sẽ vào đấy, nhưng bạn biết kết quả sẽ không như vậy. Bạn
có thể nhượng bộ và cho cái hộp vào xe đẩy, nhưng bạn không muốn con mình lớn lên với ý nghĩ
cứ khóc thật lực là đạt được điều mong muốn. Bạn có thể nổi giận trở lại − cao giọng, giật cái hộp
khỏi tay con − nhưng làm sao bạn có thể kỳ vọng con mình học được cách kiểm soát cảm xúc trong
khi chính bạn không làm được điều đó?

Hơn nữa, trong các khả năng trên, không một khả năng nào tỏ ra hợp lý hay hiệu quả. Chẳng có
phương pháp xử lý giận dữ nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, vẫn có cách để chống lại những cơn tam
bành. Đó là không cho chúng cơ hội xuất hiện.

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chơi trò “giống và khác” với con mình.

Một buổi chiều, khi bạn và con cảm thấy thật sự thoải mái và vui vẻ với nhau, hãy bảo con quan sát
các động tác của cánh tay bạn. Trước hết, hãy dang rộng cánh tay và tạo thành các vòng tròn lớn.
Sau đó, hãy vỗ tay thật lớn rồi hỏi con: “Các động tác mẹ vừa làm giống nhau hay khác nhau?”

Khi con bạn trả lời “Khác”, hãy nghĩ ra hai động tác khác nhau mà bạn có thể dùng chân tạo ra để
bé trả lời đúng một lần nữa. Sau đó, bạn bảo con hãy dùng cơ thể làm hai động tác và hỏi bạn xem
hai động tác đó giống hay khác nhau.

Bạn cũng có thể chơi trò này ở ngoài sân chơi. Bạn có thể nói: “Hãy nhìn vào hai bạn kia nhé. Áo
các bạn đó màu giống nhau hay khác nhau?”

Trò chơi này cũng áp dụng được khi xem tivi, lái xe hoặc đi bộ đến nhà bạn bè, nó có mục đích của
trò chơi là dạy trẻ biết phân biệt từ giống và từ khác.

Vậy điều này liên quan gì đến những cơn giận dữ? Lần sau khi bạn đến cửa hàng hoặc đang ở đâu
đó và cảm nhận được cơn tam bành của con sắp nổ ra, bạn có thể nhẹ nhàng bảo trẻ: “Chúng ta hãy
chơi trò ‘giống và khác’ nhé. Con có thể nghĩ ra một cách khác để nói cho mẹ biết con đang cảm
thấy thế nào ngay lúc này được không?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.