CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 13

xác của cảm giác: “Hôm nay trông con thật hạnh phúc!”, “Tại sao trông con buồn vậy?”. Dần dần, trẻ
em sẽ học được cách sử dụng đúng từ diễn tả từng cảm giác bên trong.

Gọi tên cảm xúc là một công cụ hữu hiệu. Khi mô tả được cảm giác của chính mình, trẻ em cảm thấy
mình kiểm soát bản thân và thế giới riêng tốt hơn. Đấy là lý do tại sao người ta lại cần phải giúp trẻ
em nhận biết được đầy đủ cung bậc cảm xúc. Khi được hỏi về cảm giác, nhiều trẻ sử dụng những từ
ngữ như “tốt”, “kinh khủng”, “xấu”, “tồi tệ” hoặc “kinh hoàng”. Rất ít em trả lời “hạnh phúc”, “tự
hào”, buồn chán”, “thất vọng”, “sợ hãi”. Xác định được từ ngữ mô tả cảm giác không chỉ giúp trẻ
hiểu rõ hơn các em đang cảm thấy thế nào, mà nó còn có thể quyết định xem các em cần phải làm
gì tiếp theo. Khi cảm thấy buồn chán, trẻ có thể sẽ hành động khác so với khi cảm thấy thất vọng.
Nếu chỉ nghĩ rằng mình cảm thấy “tồi tệ”, “kinh khủng”, hoặc “khủng khiếp”, đứa trẻ sẽ không thể
nào đưa ra được quyết định rõ ràng về bước phải làm tiếp theo.

Bên cạnh việc giúp trẻ học cách đặt tên và nhận biết cảm giác, cũng cần phải giúp các em cảm thấy
thoải mái khi thể hiện cảm xúc của mình. Khi tiến hành nghiên cứu về trẻ em, tôi nhận thấy rằng
thời điểm trẻ (gồm cả bé trai và bé gái) cảm thấy thoải mái, các em sẽ thích nói về mọi loại cảm xúc
của mình, kể cả những cảm xúc không thật sự tốt đẹp.

Khi trẻ trở thành người giải quyết rắc rối giỏi, các em sẽ có khả năng tư duy về những hệ lụy có thể
xảy ra khi thể hiện suy nghĩ và cảm giác của chính mình. Lúc đó, các em quyết định được việc kết
hợp suy nghĩ và cảm giác đó với những yếu tố khác có đủ an toàn hay không − chẳng hạn như các
em trò chuyện với bạn bè về một nỗi sợ hãi mà không phải lo rằng cuộc trò chuyện sẽ quay lại ám
ảnh các em. Điều này mang đến cho các em ý thức về sức mạnh, bởi vì nó đã giúp các em quyết
định điều gì sẽ nói với người khác và điều gì sẽ được giữ lại trong lòng.

Các chương mà bạn sẽ đọc trong Phần I sẽ minh họa những phương pháp giúp con bạn đối diện
với cảm giác đôi khi rất khó diễn đạt (đặc biệt là ở em trai) như thất vọng, vỡ mộng, buồn chán, sợ
hãi và những cảm giác nhiều khi rất khó kiểm soát như giận dữ. Tôi cũng sẽ đi sâu khám phá
những cảm giác khó nắm bắt hơn, đôi khi trở thành mãn tính, như căng thẳng và lo lắng dù chúng
bắt nguồn từ việc đến trường lớp mới, làm bài thi, những áp lực cảm xúc có thể ảnh hưởng đến
việc học hành, hoặc việc phải đối mặt với những tình huống không thể kiểm soát được, chẳng hạn
như một căn bệnh mãn tính đe dọa tính mạng ai đó trong gia đình. Cuối cùng, tôi sẽ xem xét các
cảm giác mang tính tàn phá như cảm giác mất mát − khi một người bạn chuyển đi, con vật cưng bị
chết, hoặc một thành viên yêu dấu trong gia đình qua đời.

Bạn cũng sẽ thấy việc học cách vượt qua những hoàn cảnh khó khăn như thế sẽ giúp con bạn thành
người biết quan tâm, thông cảm để hiểu và chấp nhận cảm xúc của chính mình. Các em cũng sẽ
hiểu rằng mình có thể kiểm soát những cảm xúc đó. Điều này giúp trẻ có cảm giác đang kiểm soát
cuộc sống của mình − đồng nghĩa với việc các em sẽ dần bớt bị động trước cuộc sống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.