CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 124

Denise nói với tôi rằng từ khi con trai cô hai tuổi, cô không bao giờ đưa ra lời hứa mà mình không
thể thực hiện. Nếu cậu bé đòi đi sở thú đúng vào hôm cô bận, cô sẽ chuyển sang một ngày khác
thuận tiện hơn, nhưng không bao giờ nói cụ thể là ngày nào. Bởi vì "nếu có chuyện gì đột xuất,
thằng bé sẽ lại thất vọng mất”. Denise nói thêm: "Nếu nó đòi mua quà hay làm việc gì mà tôi không
muốn, tôi không bao giờ nói "để sau nhé" hay "lần khác" chỉ để thằng bé thôi vòi vĩnh. Vì vậy, khi
tôi đã hứa điều gì, nó biết là có thể tin tưởng tôi, tôi sẽ không thất hứa”.

Điều này không có nghĩa là một lần thất hứa ngay lập tức gây mất lòng tin. Mẹ Vanessa mười tuổi
hứa sẽ cho phép các bạn của cô bé ngủ ở nhà mình vào cuối tuần tới, nhưng thật không may, cô có
điện phải đi ra thị trấn. Cô giải thích với con gái lý do không thể giữ lời hứa. Chính vì vậy, dù thất
vọng nhưng Vanessa biết mẹ cô không quên những gì đã nói với mình và mẹ có việc phải đi thật.
Cô bé cho rằng mẹ cũng có những vấn đề, nhu cầu riêng.

Đôi lúc chúng ta thất hứa chỉ vì quên. Để hạn chế tối đa điều này, khi nói chuyện với con cái, cố
gắng để tâm vào những gì mà bạn hứa sẽ thực hiện. Và không hứa trước nếu bạn không làm được.
Đừng nói "lần sau nhé" hay "dịp khác" nếu bạn thật sự muốn nói không. Nếu vì lý do công tác đột
xuất hay bất cứ lý do nào khác, hãy nhớ giải thích đầy đủ, cụ thể với bé.

Con bạn không hy vọng thế giới sẽ là một thiên đường hoàn hảo và cô bé cũng không đòi hỏi sự
hoàn hảo ở bạn. Nhưng nếu bạn giữ lời hứa trong hầu hết mọi trường hợp, con bạn cũng sẽ là một
người biết giữ lời hứa.

Con bạn không hy vọng thế giới sẽ là một thiên đường hoàn hảo và cô bé cũng không đòi hỏi sự
hoàn hảo ở bạn. Nhưng nếu bạn có thể giữ lời hứa trong hầu hết mọi trường hợp, con bạn cũng sẽ
là một người biết giữ lời hứa.

Khi bố mẹ bất đồng quan điểm

Bố của Marie mười tuổi phản đối việc con gái dùng máy tính trong phòng riêng. Hiểu được điều
này, bé cố thuyết phục bố bằng cách tuyên bố: "Mẹ đã cho phép con rồi”.

Duane mười hai tuổi nói với mẹ: "Hôm nay, John và các bạn rủ con đi đến khu thương mại”. Thấy
mẹ đắn đo vì không có người lớn đi cùng, cậu bé nhanh nhảu: “Bố đồng ý rồi mẹ ạ”.

Cho dù cuộc hôn nhân của bạn rất tuyệt vời, hai vợ chồng bạn rất hòa hợp với nhau nhưng không
thể tránh khỏi những lúc bất đồng ý kiến, đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái. Có quá nhiều vấn đề
có thể nảy sinh mâu thuẫn: cho bé ăn gì, đi ngủ lúc mấy giờ, xem phim nào thì phù hợp, đến tuổi
nào thì bé được phép ngủ qua đêm ở nhà bạn hay được dùng điện thoại di động. Nên làm gì trong
trường hợp mẹ đồng ý còn bố lại không? Một vài gia đình quy định vợ hoặc chồng là người ra
quyết định cuối cùng. Như một ông bố nói với tôi, điều này nhằm "tránh căng thẳng". Nhưng thực
tế, biện pháp này không triệt để. Một ông bố khác thừa nhận: "Đôi lúc tôi không hài lòng về quyết
định của vợ. Như những lần thấy con trai xem ti vi tận hai, ba tiếng liền, tôi nhắc nhở thì thằng bé
càu nhàu: “Nhưng mẹ đã cho phép con rồi”.

Dưới đây là một vài gợi ý để giải quyết tình trạng bất đồng quan điểm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.