CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 143

PHẦN 4. Hình thành các kỹ năng sống

Liệu trẻ có bị phân tán học hành khi rơi vào trạng thái ức chế vì không giải quyết được vấn đề?
Liệu trẻ có bị rơi vào tâm trạng chán nản, thất vọng và trong một số trường hợp dẫn đến những
hành động xốc nổi vì gặp rắc rối ở trường hay do thua kém bạn bè? Liệu sự sáng tạo và khả năng
"suy luận đột phá" có giúp trẻ đạt được thành công hơn về phương diện tâm hồn, giao thiệp và trí
tuệ không?

Sự phát triển của con bạn ở trường cũng như trong cuộc sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố có quan
hệ mắt xích với nhau như kinh nghiệm thực tế, hành vi ứng xử trong nhà và ở trường cũng như nỗ
lực vươn tới thành công và khả năng thực tế.

Từ Phần 1 đến Phần 3, tôi đã đề cập đến những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới thành công sau
này của trẻ khởi đầu từ nguyên nhân thất bại trong việc giải quyết vấn đề thường ngày.

Ở Phần 4, tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng như thế nào đến thành
công sau này của trẻ - và mối liên hệ mật thiết giữa hai yếu tố này. Tôi cũng sẽ giới thiệu một vài
phương pháp sáng tạo và độc đáo nhằm phát triển kỹ năng sống giúp con bạn hoà nhập với trường
lớp.

Biết lắng nghe là một trong những kỹ năng sống quan trọng. Bạn có bao giờ bất chợt nhận ra mình
lơ đễnh khi đang trò chuyện với mọi người không? Hoặc trả lời một câu hỏi mà thực chất bạn
không hề nghe rõ? Hoặc chỉ trả lời một phần và lờ đi các phần khác? Những tình huống như vậy có
lẽ xảy ra với tất cả chúng ta. Nhưng lắng nghe người khác là một kỹ năng quan trọng cần được phát
triển. Mở đầu Phần 4 này, tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy làm thế nào để con bạn biết lắng nghe hơn và
đồng thời hoàn thiện kỹ năng nghe của chính bạn − bằng những phương pháp giúp tình cảm giữa
bạn và con gắn bó hơn.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Alexander, Doris Entwisle và Susan Dauber của trường Đại
học Johns Hopkins, lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ đạt được thành công
ngay từ khi bắt đầu đi học. Những kỹ năng khác là học cách dùng thời gian hợp lý, tạo cho mình
một sở thích và tham gia tích cực vào việc học văn hoá. Thực tế, theo như nghiên cứu khác của
Entwise và Alexander, các kỹ năng sống và thói quen làm việc mà trẻ học được từ khi đi nhà trẻ là
một trong số những dự đoán có cơ sở nhất về kết quả học tập cũng như động lực phấn đấu trong
suốt những năm học đầu tiên.

Có trách nhiệm cũng là một kỹ năng sống quan trọng góp phần vào sự thành công của trẻ ở trường
cũng như trong cuộc sống. Trước hết, trẻ học kỹ năng này ở nhà khi chăm lo những nhu cầu hàng
ngày của mình. Khi trẻ lớn hơn, kỹ năng này phát triển thêm bằng nhiều cách, chẳng hạn bạn có
thể yêu cầu trẻ làm những việc nhà vừa sức. Nhưng bạn sẽ nói gì khi trẻ muốn lảng tránh nhiệm
vụ? Liệu bạn có thể khiến chúng hứng thú hơn với những bài học về trách nhiệm không? Liệu bạn
có thể giúp trẻ có thái độ tích cực với công việc thay vì trốn tránh nó không?

Bạn cũng có thể cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt hàng tháng. Hay bạn cho rằng chúng phải tự kiếm
lấy, hay coi đó như là phần thưởng mỗi khi trẻ làm việc tốt? Đây thật sự là một vấn đề phức tạp và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.