CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 147

CARLA: Nó màu xanh và nhớt nhớt.

TAMARA: Eo ôi, tớ ghét thuốc ấy. Tớ sẽ ngâm chân vậy.

CARLA: Tớ sẽ lấy nước ấm để bạn ngâm chân.

TAMARA: Ừ, cảm ơn Carla.

Cả hai cô bé cười rộ lên. Câu chuyện thật buồn cười như nhận xét của Tamara: “Chuyện chả ăn
nhập gì mẹ ạ”.

Sau đó, mẹ yêu cầu bọn trẻ đọc lại câu chuyện một lần nữa. Lần này cô đề nghị chúng tập trung
nghe những gì bạn mình nói và nếu nghe thấy thì ra hiệu bằng cách vỗ nhẹ vào đầu gối.

Sau khi kết thúc, mẹ nêu câu hỏi với hai đứa: Carla làm thế nào để bạn Tamara hiểu rằng con đang
rất chú ý nghe bạn ấy nói? Ví dụ khi Tamara nói "Ngón chân tớ đỏ tấy", con làm gì để bạn ấy biết là
con có lắng nghe ?"

Hai đứa trẻ nhất trí với ý tưởng "Carla có thể hỏi: "Tại sao chân bạn bị đỏ?". Sau đó, Tamara và
Carla đọc lại câu chuyện lần nữa, cho thêm lời nhận xét và câu hỏi để chứng tỏ cả hai đang rất
chăm chú vào câu chuyện.

Bọn trẻ làm quen với trò chơi mới rất nhanh, và câu chuyện của chúng thật thú vị. Dưới đây là một
ví dụ:

TAMARA: Thật đáng tiếc cho bố mẹ của Keith

CARLA: Trời nóng thế.

TAMARA: Họ đã ly dị.

CARLA: Tớ ước gì có một cái cây gần đây.

TAMARA: Bây giờ bạn ấy phải sống với mẹ.

CARLA: Tại sao cậu ấy phải sống với mẹ?

TAMARA: Bởi vì mẹ cậu ấy dành quyền nuôi bạn ấy.

CARLA: Này, ông bán kem kìa.

Mẹ rất ngạc nhiên vì bọn trẻ đã sáng tạo một câu chuyện rất buồn cười về một chủ đề rất nghiêm
túc. Cô tranh thủ hỏi Tamara cảm thấy thế nào nếu Carla thật sự trả lời bé theo cách ấy. "Con sẽ
nghĩ là Carla không quan tâm đến ai khác ngoài chính bản thân mình", câu trả lời của Tamara đủ
cho thấy cô bé đã hiểu lắng nghe người khác quan trọng như thế nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.