CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 164

cảm xúc của từng nhân vật khi một chuyện gì đó xảy ra với họ, rồi đặt ra câu hỏi: “Con đã bao giờ
cảm thấy như vậy chưa?”. Nếu có bất kỳ chi tiết nào minh họa cho cảm xúc của nhân vật, bạn hãy
để trẻ chỉ ra nó và tự mình biểu diễn các nét mặt “buồn”, “tức giận”, “vui mừng”. Sau đó, bạn hãy
tiếp tục với câu hỏi: “Nhân vật khác phải làm gì để nhân vật này cảm thấy tốt hơn?”.

Chẳng hạn, trong cuốn sách kinh điển Alexander và một ngày kinh khủng, đáng sợ, không tốt chút
nào và vô cùng tồi tệ (Alexander and the Terrible, Horrible, No Good, Very Bad Day) của Judith
Viorist, mẹ Alexander đưa cậu bé tới nha sĩ và nha sĩ phát hiện cậu có một chiếc răng bị sâu. Lúc
đó, bạn hãy hỏi trẻ về cảm xúc của Alexander và tìm hiểu xem bé có suy nghĩ tương tự khi đi khám
nha sĩ không. Bạn cũng có thể biết trẻ nghĩ gì khi đặt ra câu hỏi “Điều gì khiến con cảm thấy đây là
một ngày kinh khủng, đáng sợ, không tốt chút nào và vô cùng tồi tệ?”.

Còn với những câu chuyện có tình tiết xung đột giữa anh chị em ruột, bạn bè hoặc bố mẹ và con cãi
(tình tiết thường thấy ở những câu chuyện viết cho lứa tuổi sắp đi học), bạn có thể đọc lại câu
chuyện và dừng lại ở những chi tiết khác nhau để giúp trẻ nhận thức cảm xúc của các nhân vật,
cách thức giải quyết vấn đề và những sự kiện liên quan đến cuộc đời nhân vật. Hãy hỏi trẻ những
câu hỏi như:

“Nhân vật trong truyện giải quyết vấn đề như thế nào?”

“Theo con, giải quyết như thế có được không?”

“Nhân vật đó có thể làm gì khác không?”

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ấy làm như vậy?”

Các cuốn sách Những chú gấu Berenstain (Berenstain Bears) là bước đệm tuyệt vời để mở đầu câu
chuyện về cảm xúc của con người và cách giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, trong cuốn sách Cuộc cãi
vã của những chú gấu Berenstain (The Berenstain bears get into a fight), sau cuộc cãi vã, gấu anh
và gấu em ngồi im lặng, quay lưng lại với nhau. Sau khi đặt ra những câu hỏi trên, bạn có thể hỏi
trẻ nếu điều tương tự xảy ra với bé, bé sẽ cảm thấy thế nào; theo bé, người anh cảm thấy ra sao; và
bé sẽ làm gì để giải quyết vấn đề.

Ngoài các câu hỏi đặt ra cho một em bé đang tập đọc sách, bạn hãy thu hút trẻ ở độ tuổi lớn hơn
suy nghĩ về những câu chuyện mà bé thích bằng cách nêu ra những câu hỏi kiểu như:

“Theo con, tại sao bạn gái trong câu chuyện lại hành động như vậy?”

“Có thể còn lý do nào khác không?”

“Ở trường con, có bạn nào làm vậy không?”

“Tại sao con lại cho rằng bạn ấy làm như vậy?”

“Theo con, nên nói gì hay làm gì để bạn ấy không làm như vậy nữa?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.