CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 165

Nếu bất kỳ chi tiết nào trong câu chuyện trên từng xảy ra với bạn, hãy chia sẻ kỷ niệm, suy nghĩ và
cảm xúc khi đó với trẻ. Chẳng hạn, sau khi bé Maura mười một tuổi đọc Harry Potter, bé và mẹ đã
trò chuyện rất lâu về việc thế nào là một đứa trẻ mồ côi, về gia đình của họ và việc họ cảm thấy
may mắn thế nào khi có nhau. Khi con bạn trưởng thành và biết cách tự đọc sách, thì bạn vẫn nên
dành thời gian đọc sách với trẻ. Thêm vào đó, hãy phát triển việc này. Bạn và trẻ có thể thay nhau
đọc (trên thực tế, nhiều trẻ vẫn thích được đọc sách cho nghe).

Dành thời gian để đọc sách với trẻ sẽ chứng minh cho trẻ thấy với bạn, đọc sách cũng là một hoạt
động. Sử dụng sách để mở đầu câu chuyện giúp bạn và trẻ tìm hiểu những điều thầm kín và rất
quan trọng của nhau mà bình thường có lẽ cả hai khó có thể biết được.

Để nuôi dưỡng tình yêu đọc sách của trẻ, ngoài phương pháp trên, bạn còn có thể khuyến khích trẻ
sử dụng nội dung sách như một bước đệm mở đầu cho những câu chuyện của riêng bé. Bạn hãy
bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé sáng tạo ra một cái kết mới cho câu chuyện vừa đọc như một cách
giúp bé có cái nhìn mới về các nhân vật. Bằng cách này, trẻ sẽ biết mình sẽ cảm thấy thế nào nếu
tình huống truyện xảy ra. Yêu thích những câu chuyện do người khác viết ra khơi nguồn cảm hứng
cho trẻ sáng tạo ra những câu chuyện của riêng mình. Điều này mang lại cho trẻ cơ hội tổ chức lại
suy nghĩ và cảm giác về những sự vật, hiện tượng quan trọng. Nếu muốn, trẻ có thể đọc câu chuyện
của mình cho cả gia đình nghe để bạn biết trẻ đang nghĩ gì. Không chỉ có thế, việc tự tạo ra một câu
chuyện của riêng mình sẽ mang lại cho trẻ cơ hội nghĩ, tổ chức và diễn đạt quan điểm của mình tới
khán giả quan trọng nhất: bản thân trẻ.

Dạy toán qua các môn thể thao

Bạn và trẻ có cùng say mê bóng đá hay bóng chày không? Có thể các môn bóng đá, bóng rổ, hay
khúc côn cầu hấp dẫn bạn hơn đối với trẻ nhưng thể thao là một cách kích thích tuyệt vời sự hứng
thú với toán học của trẻ, một cảm giác tương tự như khi trẻ ghi điểm, chạy đến đích, hay làm bàn.

Ý tưởng này xuất hiện khi tôi ghé thăm một lớp năm có rất nhiều học sinh yếu môn toán. Đó là năm
1983, năm các tuyển thủ đội 76 của Philadenphia giành vị trí quán quân trong giải vô địch bóng
chày. Các em thức suốt đêm để ăn mừng chiến thắng, hào hứng kể tôi nghe những con số liên quan
đến đội bóng, đặc biệt là các cầu thủ trụ cột. Con số các em đưa ra không chỉ là số điểm mỗi cầu thủ
ghi trong trận chung kết mà còn là số điểm mà từng người ghi được trong mỗi mùa bóng. Vô cùng
ngạc nhiên trước sự am hiểu tuyệt vời của các em, tôi nhủ thầm: “Ai dám nói rằng những đứa trẻ
này không thể học chứ?”

Sau khi không khí lắng lại, tôi đặt ra những câu hỏi toán học, có kèm thêm các từ thể hiện cảm xúc
(đây là một yếu tố quan trọng trong phương pháp giải quyết vấn đề). Tôi gắn các câu hỏi của mình
với đội bóng 76: “Em sẽ thấy vui sướng hơn khi cả tám lần, đội 76 ghi được năm trừ hai mươi điểm
hay khi ghi được bốn cộng mười sáu trừ sáu điểm? Khi bày trò với các con số, tôi cũng đưa thêm
những chi tiết thú vị vào theo khái niệm “từ một cách trở lên” (đây cũng là một phần trong phương
pháp giải quyết vấn đề. Chẳng hạn với một cú bóng có thể mang lại hoặc hai điểm hoặc ba điểm, và
một cú ném tự do sau tiếng còi là một điểm, tôi đặt ra câu hỏi “Đội 76 có thể ghi sáu điểm theo bao
nhiêu cách?”. Tôi viết những câu hỏi dạng này lên bảng, rồi chia lớp thành những nhóm nhỏ, và yêu
cầu các em cùng nhau giải bài toán. Không phải tất cả các câu trả lời đều đúng nhưng sự vui sướng
và nhiệt tình của các em không hề giảm bớt. Ngay cả thầy giáo của các em cũng không tin nổi. Và từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.