CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 34

làm bé thấy khó xử, nhưng bé không thay đổi suy nghĩ. Cuối cùng, chị đưa ra điều kiện sẽ mua cho
bé một con cún con mà bé muốn có từ lâu nếu bé chịu lên tiếng trong lớp. Nhưng con cún cũng
không giải quyết được bản chất vấn đề là tại sao ở trường bé lại lo lắng đến vậy.

Sau đây là một số gợi ý khi con bạn gặp phải vấn đề tương tự như bé Richie. Hãy đặt những câu hỏi
như:

“Có phải nguyên nhân là do con gặp rắc rối gì đó với cô giáo không?”

“Con lo là có thể con sẽ gặp phải sai sót đúng không?”

“Con có bối rối khi bị trêu chọc không?”

“Các bạn có trêu con khi con nói to không?”

Khi con bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra sự khó chịu của bé, hãy hỏi bé cảm thấy thế nào
khi được cô giáo gọi tên và hãy ghi nhận các cảm giác đó. Tiếp theo:

• Nếu các bạn trêu chọc hoặc cười nhạo khi bé trả lời trong lớp, hãy yêu cầu bé kể ra những gì bé
nên làm hoặc nói để các bạn dừng lại;

• Nếu bé sợ phạm lỗi, hãy nói với bé rằng chuyện đó không có gì quan trọng cả. Hãy kể cho bé nghe
một số lỗi mà bạn đã gặp phải, hoặc những lỗi của bạn khi còn ở tuổi bé;

• Hãy đề nghị bé thử trả lời một câu hỏi. Để cho bé tự chọn đề tài, và hãy nói với bé về sự chờ đợi
cho đến khi bé tìm được câu trả lời mà bé biết chắc là đáp án;

• Nếu bé phải đọc to, hãy để cho bé tập đọc trước ở nhà, trong môi trường mà bé nghĩ là an toàn
với sự hỗ trợ của bạn.

Bé Jesse bảy tuổi lại thể hiện sự lo lắng dưới một dạng khác. Bé rất nhút nhát nên không dám tham
gia chơi với các bạn khác, bởi vì trước đây những bạn mà bé xin được chơi cùng thường bảo bé
những câu đại loại như: “Chưa đến lúc”, hoặc: “Bọn tớ không còn chỗ cho bất cứ ai nữa đâu”. Jesse
đành bỏ cuộc và cảm thấy rất buồn bã, như bao trẻ em rụt rè và lo lắng khác. Mẹ Jesse áp dụng một
kỹ thuật mà theo lời các bác sĩ là rất tốt cho bé: chơi trò nhập vai. Đóng vai một đứa trẻ, mẹ bảo
Jesse hãy thể hiện cách bé hỏi xin các bạn khác để được chơi cùng như thế nào. Jesse lên tiếng:
“Chào các bạn, tớ chơi cùng được chứ?”. Mẹ nhận thấy đầu bé hơi cúi xuống và giọng nói của bé
nhẹ đến mức khó mà nghe thấy được. Mẹ nói: “Được rồi. Nhưng lần này hãy nhìn thẳng vào mẹ và
nói to lên chút nữa để mẹ có thể nghe thấy lời con nhé”. Sau khi Jesse đã luyện tập được một lúc,
mẹ cho cô chị gái lớn hơn bé một chút vào tập cùng.

Dạy trẻ những kỹ năng xã giao như sử dụng ánh mắt và nói rõ ràng là một trong những cách để
giúp trẻ vượt qua cảm giác rụt rè. Một cách khác nữa là đặt câu hỏi để giúp trẻ nghĩ ra những chiến
lược cụ thể khác nếu như một giải pháp nào đó không phát huy hiệu quả. Bé Tanya bốn tuổi muốn
được chơi ở góc búp bê tại trường mẫu giáo. Khi các bạn không mời bé chơi cùng, bé cứ lượn lờ
xung quanh góc búp bê mà không biết phải làm sao để thể hiện mong muốn được tham gia của
mình. Cô giáo giúp bé bằng cách lên tiếng: “Tanya muốn giúp các em thu xếp đồ vào va li”. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.